cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, từ bỏ
thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ phát vùng đầu mặt cổ ở những bệnh
nhân đã bị ung thư thanh quản. (Ung thư thanh quản là một trong số các ung thư vùng
đầu mặt cổ).
- Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản
so với những bệnh nhân không uống rượu. Nguy cơ tăng cao tuỳ thuộc lượng rượu uống
vào. Nguy cơ này cũng tăng lên khi bệnh nhân vừa uống rượu vừa hút thuốc.
- Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có
nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản. Khoảng 1 trong số 4 bệnh nhân bị ung thư vùng
đầu mặt cổ sẽ bị mắc ung thư thứ 2 cũng tại vùng đầu mặt cổ.
- Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung
thư thanh quản. Ngoài ra, tiếp xúc với amiăng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này.
Những công nhân làm việc với amiăng cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn
làm việc để tránh bị hít phải bụi amiăng.
Những nghiên cứu khác cho rằng bị nhiễm một số loại vi-rút hoặc chế độ ăn thiếu
vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này. Một yếu tố nguy cơ khác là bệnh trào
ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng với những nam giới từ tuổi 40 trở lên nếu có hiện
tượng khan tiếng kéo dài hơn 3 tuần phải đi khám thanh quản ngay.
Dưới đây là một số biểu hiện của ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản có thể bắt nguồn từ viêm thanh quản.
Với viêm thanh quản cấp, nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể khỏi sau 3-10
ngày. Nhưng không sớm điều trị sẽ khiến bệnh nặng và phát triển thành thể mạn tính dễ
dẫn tới ung thư.