Tiếng cười của Tản Đà khi được ở cung trăng có nhiều ý nghĩa. Vui cười với
các em thiếu nhi ở thế gian nhân ngày Tết trung thu, cười cái bon chen ở trần
thế, cười cái xã hội bế tắc ở buổi giao thời. Cũng có thể là cái cười chua xót
trong lòng “như mảnh vỡ thủy tinh” và cũng có thể là tiếng cười hả hê vì đã
đạt ý nguyện thoát li được xã hội đen tối. Thấp thoáng trong tiếng cười ấy cổ
sự ngạo mạn về cảnh đời ở thế gian, những việc làm nực cười của xã hội dưới
con mắt của nhà thơ.
Bài thơ là một khát vọng lãng mạn đầy ý nghĩa. Lời thơ có sức tưởng tượng
dồi dào, phóng túng, táo bạo nhưng rất duyên dáng, tế nhị. Bài thơ có sức hấp
dẫn người đọc, giúp người đọc đồng cảm với con người phải sống trong xã hội
giao thời “nửa cười nửa khóc”. Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh, nó
vừa mang tính chất cổ điển vừa mang tính hiện đại. Tất cả những yếu tố đó tạo
nên cái hay của bài thơ và cái hay của nhà thơ.
Bài tham khảo 3
Nước gợn sông Đà con cá nhảy
Mây trùm non tản cánh diều bay.
Tản Đà là bút danh của nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu, được ghép tên núi Tản
(núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì) và sông Đà, thuộc địa phận Sơn Tây
cũ, quê hương của tác giả. Trên văn đàn đầu thế kỉ XX tên tuổi của Tản Đà nổi
lên như một hiện tượng đột xuất, dồi dào năng lực sáng tạo. Ông đã đem lại
cho thi ca Việt Nam một sức sống mới, một khẳng định cho sự cách tân mạnh
mẽ cuả trào lưu thơ Mới lúc đó và mãi mãi sau này.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa Tây nửa ta, thơ Tản Đà phản ánh sự bất
bình trước xã hội rối ren, ngột ngạt, đồng thời thể hiện một hồn thơ vừa bay
bổng vừa phóng khoáng trong trái tim đa tình của người nghệ sĩ.
Thoát trần lên trăng là chủ đề của bài thơ Muốn làm thằng Cuội in lần đầu
trong tác phẩm Khối tình con vào năm 1917. Thông qua bài thơ, tác giả thể
hiện khát vọng được giải thoát khỏi cõi đời ô trọc đương thời để đến với một
thế giới đẹp đẽ tự do. Bài thơ đã bộc lộ nét đặc trưng về phong cách thơ Tản
Đà, điều mà người ta quen gọi lãng mạn phong tình và "ngông".
Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú của thơ Đường,
niêm luật rõ ràng, đôi ý đối thanh rất chuẩn, giọng điệu chung của bài thơ thể
hiện tâm tình tha thiết của thi sĩ. Ngay ở hai câu đề: