Bài 2: côn bố 20g, ý dĩ 20g, trứng gà 2 quả, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Côn bố rửa
sạch thái ngắn đem nấu với ý dĩ thành cháo; trứng tráng chín, thái sợi đổ vào nồi cháo,
chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: cường tim lợi niệu, hoạt huyết, dùng cho người bị tăng huyết áp, thiểu năng
mạch vành, thấp khớp cấp...
Bài 3: cải cúc 250g, lòng trắng trứng gà 3 quả. Cải cúc rửa sạch, thái ngắn nấu thành
canh, khi được cho lòng trắng trứng vào quấy đều rồi bắc ra, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: dưỡng tâm nhuận phế, kiện tỳ tiêu thực, dùng cho người bị tăng huyết áp,
rối loạn tiền đình, ăn uống chậm tiêu.
Bài 4: lá dâu (tang diệp) 6g, trứng gà 1 quả. Hai thứ rửa sạch nấu chín, ăn trứng uống
nước, dùng liên tục trong 7 ngày là 1 liệu trình.
Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, mát gan sáng mắt, bổ ích khí huyết, dùng cho người bị
tăng huyết áp hay đau đầu chóng mặt.
Bài 5: lá sen 1 cái, trứng gà 1 quả, đường đỏ 20g. Các vị đem nấu chín, bỏ bã lấy nước
uống trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình.
Công dụng: thanh thử giải nhiệt, bổ ích khí huyết, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết
áp.
Bài 6: giấm chua 60g, trứng gà 1 quả. Trứng đập ra bát, đổ giấm vào quấy đều, nấu chín
rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình.
Công dụng: hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị tăng huyết áp.
Bài 7: vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả. Vừng tán mịn trộn đều với
giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3
lần.
Công dụng: bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống, chuyên dùng cho người bị tăng
huyết áp.
Bài 8: tang kí sinh 15 - 30g, trứng gà 1 quả. Hai vị rửa sạch nấu kỹ, bỏ bã, ăn trứng uống
nước.
Công dụng: bổ ích can thận, dưỡng huyết trừ phong, an thai, dùng cho người bị tăng
huyết áp, tê liệt tứ chi do di chứng trúng phong, thấp khớp thể huyết hư.
Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Thương hàn luận tạp bệnh, Thiên kim
phương, Bản thảo tiện độc, Nhật hoa tử bản thảo..., trứng gà tính bình, vị ngọt, có công