Mục tiêu của đề tài (objectives): nêu được những mục tiêu chính của đề tài có thể bao
gồm mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt.
Kết quả cần đạt được (expected outputs): dự kiến khi đề tài kết thúc thì sẽ đạt được
những kết quả như thế nào? và cần phải được lượng hóa các kết quả.
Các nội dung nghiên cứu chính (activities): nêu lên những nội dung nghiên cứu
chính mà đề tài dự kiến sẽ làm.
Kế hoạch hoạt động của đề tài (workplan / timeframe): trình bày kế hoạch theo thời
gian và nội dung công việc đế người đọc có thể hiểu được tiến trình công việc cũng như những
kết quả có thể đạt được theo thời gian có thể trình bày theo dạng sơ đồ.
Dự toán kinh phí và phương tiện (budget estimation and materials): nêu nhu cầu
kinh phí cần thực hiện đề tài (chi phí hoạt động và phương tiện cần có)
Tài liệu tham khảo (references): (nếu có)
2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT (RESEARCH PROJECT)
Là đề cương để thực hiện công việc, trong một đề cương lớn có thể có nhiều đề cương
chi tiết nhỏ cho từng nội dung nghiên cứu cụ thể. Đề cương chi tiết gồm các phần sau:
Tên đề tài nghiên cứu (title): giống như đề cương tổng quát, tên đề tài phải ngắn gọn
và thể hiện được mục tiêu thễ hiện được nội dung và kết quả kỳ vọng sẽ đạt được.
Đặt vấn đề (justification / introduction): nêu những vấn đề hết sức căn bản liên quan
đến vấn đề nghiên cứu qua lược khảo một số tài liệu có liên quan và nêu lên được nhu cầu cần
thiết của đề tài để giúp người đọc hiểu được tại sao phải tiến hành nghiên cứu nầy.
Lược khảo tài liệu (reference / literature review): tùy vào từng trường hợp cụ thể
mà phần nầy có thể là một hay hai đoạn văn trong phần đặt vấn đề hay tách thành một phần
riêng. Hầu hết các đề tài nghiên cứu lớn, hay đề cương luận văn / luận án thì phần nầy được
tách riêng. Vì đề cương chi tiết sẽ mô tả công việc của đề tài nên phần lược khảo tài liệu là rất
quan trọng, nó giúp cho người đọc hiểu được những công việc có liên quan đã được thực hiện,
mức độ đạt được cũng như các phương pháp đã áp dụng. Qua phần nầy người đọc sẽ càng
củng cố nhận định của mình về mục tiêu, nội dung và phương pháp mà trong đề cương nêu ra.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (materials and methods): đây là phần quan
trọng hàng đầu để người đọc thể hiện sự tin tưởng vào kết quả và kết luận của đề tài đạt được.
Chính vì vậy, phần phương pháp đòi hỏi phải viết thật rõ ràng và chi tiết. Các yêu cầu chính
là:
nếu là thí nghiệm thì nêu rõ số thí nghiệm tiến hành, số lần lập lại, phương pháp áp
dụng, vật tư mẫu vật sẽ được dùng trong nghiên cứu.
nếu là đề tài điều tra thì phải xác định số mẫu thu (10-15% hay lớn hơn), chuẩn bị
và thử biểu mẫu, tập huấn, xác định địa điểm điểm điều tra,...