hưởng nhau. Hơn nữa, diễn ngôn kinh tế được thiết kế và phổ biến theo những sắc thái ngày càng đa
dạng, với những dị biệt rất lớn về mức độ tổng quát, mức độ xây dựng lí thuyết và hình thức hóa, theo
tính chất trung tâm hay bên lề của đối tượng được xem xét, theo tính chất và chất lượng của những
thông tin thực nghiệm. Từ một quyển sách hay bài viết lí thuyết sẽ để lại dấu ấn lâu dài đến một ấn
phẩm chẳng mang đến gì, từ một nghiên cứu thực nghiệm sẽ là đề tài phân tích và suy tưởng lâu dài
đến một nghiên cứu mô tả tình thế, qua đến những bài tập kinh viện không thể tránh khỏi, màu sắc
những công trình kinh tế là vô cùng phong phú.
Tóm lại, khoa học kinh tế đương đại được đặc trưng bằng một động thái kép, như được minh
chứng qua việc số tạp chí được nhân lên nhiều: sự phình ra của quỹ bài được công bố 4 và sự phân
mảnh của quỹ này. Điều này biến thế giới các nhà kinh tế thành một kiểu tháp Babel, trong đó, hiếm
có người nào chịu nghe người khác và khi chỉ có một phần nhỏ của diễn ngôn phát ra được tiếp
nhận5; nhất là khi những tri thức kinh tế tiếp tục được ra đời không chỉ trong hai ngôn ngữ đã được
chấp nhận từ sau thế chiến - tiếng Anh và toán học6 - mà còn bằng nhiều ngôn ngữ quốc gia khác.
Thế mà nếu những nhà kinh tế thuộc những nền văn hóa không dùng tiếng Anh buộc phải theo dõi
những gì xuất bản bằng tiếng Anh, ngày càng có nhiều nhà kinh tế anglo-saxon không biết đến một
cách có hệ thống những gì được viết trong một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của họ.
Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế có xu hướng hợp thành vô số những thế giới thu nhỏ, mỗi thế
giới dựa trên một cách tiếp cận chung hay một lĩnh vực nghiên cứu và trên sự thừa nhận lẫn nhau,
nằm trong một phân khoa đại học hay một trung tâm nghiên cứu, với một tập san nghiên cứu và
thường là một tạp chí với số lượng in thấp. Trong hướng ngược lại, một vài hội quốc gia (đứng đầu là
American Economic Association, với các tạp chí của hội này7) hay quốc tế lớn, một vài tạp chí lớn và
vài nhà xuất bản chuyên lo phổ biến những tri thức không ngừng tiến hóa.
Như thế, khoa học kinh tế, trong tiến trình bành trướng của nó, luôn thường trực đổi mới. Nhưng
do tính mờ đục của các tri thức, do thời gian lịch sử, do đó do những thời gian phổ biến và hấp thụ và
từ đó có những độ chênh lệch nên việc tổ chức lại thường xuyên này được tiến hành theo một cách
có thể gọi là dị dạng và không ăn khớp: chính vì thế mà những bài viết trong thập niên 30, được các
nhà kinh tế của một thế hệ mới khám phá ra lại trong những năm 60, trở thành những bài tham
chiếu bắt
4 Trong những bài có tính hàn lâm được công bố, nổi bật sự yêu chuộng lí thuyết hình thức hóa: cho thời kì 1982-86,
những bài có những mô hình toán học mà không có dữ liệu nào chiếm 52% số bài được tạp chí Economic Journal đăng
và 42% của những bài đăng trong American Economic Review, và nhiều tạp chí kinh tế chỉ đăng toàn những bài kiểu
này; thế mà tỉ lệ này chỉ là 18% trong khoa học chính trị, 12% trong vật lí học, 1% trong xã hội học và 0% trong hóa học
(xem T. Morgan, “Theory versus Empiricism in Academic Economics”, Journal of Economic Perspective, vol. 2, n0 4,
1988, tr.163).
5 S. C. Kolm ước lượng những bài viết chính của khoa học kinh tế lên đến “hàng trăm ngàn trang, tăng theo nhịp độ cả
chục ngàn trang hằng năm nếu theo một định nghĩa vô cùng nghiêm ngặt của lĩnh vực bộ môn (và khoảng mười lần
hơn cho toàn bộ kinh văn)” (Philosophie de l’économie, Paris, Seuil, 1986, tr.30). Stigler ước lượng sản xuất hằng năm
bằng tiếng Anh của khoảng 6.000 nhà kinh tế thực thụ là 800 quyển sách và 6.000 bài và ông ước tính tốc độ gia tăng
của kho bài viết là 5% hằng năm, tức là cứ 14 năm lại nhân đôi; như thế kho bài này năm 1992 là mười sáu lần lớn hơn
kho này vào năm 1936, năm xuất bản của Lí thuyết tổng quát (“The Literature of Economics: The Case of the Kinded
Oligopoly Demand Curve”, Economic Inquiry, vol. 16, 1978, 185-204).
6 “Đó là một kinh văn mà một người không thể đọc nổi - những giới hạn do sức khỏe tâm thần áp đặt là ngặt nghèo hơn
những giới hạn của thời gian. Thật ra, số những nhà kinh tế đọc kinh văn này có lẽ chỉ cao hơn một tí số những nhà
kinh tế đã viết ra kinh văn đó” (Stigler, sđd, tr.185).
7 American Economic Review, Journal of Economic Literature, Journal of Economic Perspectives.