Tiết 26: ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu
được khái niệm giao của hai tập hợp.
2.Kỹ năng:
- Học sinh biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách
liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp,
biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.
- Học sinh biết tìm ước chung, bội chung trong một số bài toán đơn giản.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học cho HS.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là gì? Phân tích
số 150 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
3.Bài mới:
*ĐVĐ: Những số nào vừa là ước của 4 vừa là ước của 16?
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu ước chung của
nhiều số.
GV: Cho ví dụ.
GV: Em hãy tìm các ước của 4; 6; 12?
GV: Trong tập hợp các ước của 4; 6; 12
có những số nào chung?
GV: Giới thiệu về ước chung của hai
hay nhiều số.
GV: Ước chung của hai hay nhiều số là
gì?
GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK
GV: Nêu kí hiệu như SGK
GV: Tóm tắt tổng quát như SGK
GV: Cho HS thực hiện ?1
GV: Cho HS đọc đề bài.
1. Ước chung:
*Ví dụ:
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Các số 1; 2 là các ước chung của 4; 6; và
12.
*Định nghĩa: Ước chung của hai hay
nhiều số là ước của tất cả các số đó.
-Kí hiệu: Tập hợp các ước chung của 4; 6;
và 12 là ƯC(4;6;12).
Ta có ƯC(4;6;12) = {1; 2}
* x