Nescafe và G7, được ví như David và Goliath rồi thì gì mà không tạo được
tính hấp dẫn?
Tại sao là Nescafe (mà không phải là Vinacafe). Nguyên tắc cố hữu của tiếp
thị: luôn cần một đối thủ “truyền kiếp”: Coke có Pepsi, McDonald có Burger
King, đến như ông khổng lồ Microsoft cuối cùng cũng có một ông đủ sức
gây hấn là Linux. Thế thì G7 muốn gây được chú ý cần thiết thì phải nhắm
vào ông to nhất mà tuyên chiến. Tất cả các con mắt đều sẽ dồn về phía đang
xảy ra cuộc chiến, ít nhất là cũng để xem thử David bị Goliah đánh tơi tả như
thế nào. Có lẽ Nescafe được chọn là vì vậy.
Thế thì, G7 có phải là một đối thủ đáng tầm của Nescafe hay không?
Hỏi như vậy có nghĩa là: G7 có quá tự tin không?
Ở trang web chính thức của mình, Nescafe không ngần ngại cho mọi người
biết gốc gác “thứ dữ” của mình. Năm 1930, Chính quyền Brazil nhờ Nestlé -
công ty sở hữu Nescafe bây giờ, để tạo ra một loại cà phê dễ pha chế, chỉ cần
đổ nước vào pha là uống được, nhưng vẫn bảo đảm được mùi vị cà phê thiên
nhiên. Mất bảy năm ròng rã để họ hoàn thiện cách pha chế này. Tiếp nữa, họ
hùng hồn kể về sự gắn bó của cà phê với các thời kỳ phát triển văn hoá ở các
vùng miền khác nhau, từ châu Âu cựu lục địa cho đến mấy anh Mỹ vô hình
chung đóng góp vào văn hoá uống Nescafe vì luôn gộp 1 ly vào khẩu phần
ăn của mình. Cho đến hôm nay, nó đã trở thành một món uống đa dạng của
thiên hạ năm châu bốn bể rồi. Và hỏi: bạn thích loại Nescafe nào? Như vậy,
qua một lời giói thiệu, sức mạnh của Nescafe hiện ra rõ ràng và đáng nể.
Truyền thống