Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Thần trong
nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần
không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ
còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng
những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện Đức Thánh Trần cùng các đấng Thần
linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và
thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
2. Lễ vật và cách cúng lễ Đức Thánh Trần
Theo phong tục cổ truyền khi đi lễ ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ lễ vật có thể to,
nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu, ta sắm
các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát
(nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ
chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt
tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc,
lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa
là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ,
nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu
nguyện được linh ứng.
3. Hạ lễ sau khi lễ Đức Thánh Trần