Văn khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Ý nghĩa lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi
lễ, đi trẩy Hội ở các Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ
lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng cùng Thần linh.
Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng
bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng linh thiêng phù hộ cho bản thân,
cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, hóa giải
vận hạn, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Lễ vật cúng lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Theo phong tục cổ truyền khi đến Chùa nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang,
mọn tuỳ tâm.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.
Hạ lễ sau khi lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể
viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong,
vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ (chúng) con là: .....................
Ngụ tại: .................................