Bài 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng,
khí.
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực
lớn.
2. Kĩ năng:- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một
số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Tìm được các hiện tượng thực tế chứng tỏ vật nở ra khi nóng lên, co lại
khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiết khác nhau.
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Biết sử dụng bảng độ tăng chiều dài của các thanh kim loại bằng các
chất khác nhau để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác
nhau.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, trung thực trong khi hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm:
Một quả cầu kim loại, và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu
nước, khăn sạch.
Cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình tháp Épphen, 18.1, 18.2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức tính trọng lượng riêng, KLR, hệ thức liên hệ giữa TL&KL. Nêu rõ tên và
đơn vị đo của các đại lượng
3. Bài mới:
Nêu tình huống vào bài (SGK), giữa các mối cầu có một khoảng hở để làm gì?
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Giới thiệu đồ dùng thí nghiệm
- GV: Tiến hành TN theo đúng trình tự ba
bước trình bày trong SGK.
- GV: Qua kết quả TN GV hướng dẫn HS
trả lời câu C1, C2.
Từ thí nghiệm vừa xem chúng ta có thể rút
ra kết luận gì?
- GV: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp để
điền vào chỗ trống.
- GV: Treo bảng ghi độ tăng thể tích của
các thanh kim loại lên bảng.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu
C4.
1. THÍ NGHIỆM
- HS: Quan sát GV làm TN
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
- HS: Thảo luận về các câu theo hướng dẫn của
GV.
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. KẾT LUẬN
- HS: hoàn thành câu C3.
C3: a) Thể tích của quả cầu (1) tăng khi nóng
lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi (2) lạnh đi.
- HS: Đọc bảng và trả lời câu C4.