Bài 9: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI LỄ HỘI (2 tiết)
I. Mục tiêu:
Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
Kĩ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài lễ hội.
Tư tưởng: HS thêm yêu quê hương và những lễ hội dân tộc.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các lễ hội quê hương.
- Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh về các lễ hội.
- Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp dạy - học:
Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước vẽ tranh đề tài?
3. Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài mới: (2p)
Sau mỗi dịp tết đến xuân về trên khắp mọi miền đất nước ta đều tổ chức
các hoạt động gì?
Đúng rồi khi mùa xuân về chính là điểm bắt đầu cho các lễ hội khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền, và
để vẽ được bức tranh về đề tài lễ hội thì chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn
nội dung đề tài.
- Lễ hội thường diễn ra ở đâu?
- Lễ hội thường diễn ra các hoạt động gì?
- Hãy kể tên một số lễ hội lớn ở nước ta?
- Tranh đề tài lễ hội thường có những hình
ảnh gì?
- HS trả lời - GV nhận xét ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
=>Diễn ra ở đình làng, các khu di tích lịch
sử, đền, chùa…
=>Có các hoạt động như: thể thao, vui
chơi, lễ chùa, rước thánh …
=> Như hội đền Hùng, lễ hội ở Tây
Nguyên, Hội đua ghe ngo…
=> Hình ảnh về con người, cảnh vật, cây
cối, phong cảnh …
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
tranh.
- Vẽ tranh đề tài lễ hội gồm có mấy bước?
Là những bước nào?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng và kết hợp
vẽ bảng.
II. Cách vẽ tranh
Gồm 4 bước.
- Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Sắp xếp bố cục và phác mảng chính, phụ.
- Tìm hình (vẽ hình).
- Tìm màu (vẽ màu).