Bài 12: Vẽ theo mẫu
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế vận
động khác nhau.
Kĩ năng: HS biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở các tư
thế: đi, đứng, quỳ, ngồi, nằm ...
Tư tưởng: HS thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Hình ảnh các hoạt động của con người và bài vẽ của HS
năm trước
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp dạy - học:
Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Chào đầu giờ, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) - Nêu tỉ lệ cơ thể người? (đã học bài 26 MT 8)
3. Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài mới:
- Hãy kể tên một số tư thế vận động của người mà em biết?
- HS trả lời - GV nhận xét dẫn vào bài.
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát
nhận xét.
- Quan sát H1- SGK / 99 cho biết có
những dáng vận động nào?
- Nêu tỉ lệ cơ thể người?
- HS trả lời – GV nhận xét ghi bảng
- HS lắng nghe, ghi bài
I. Quan sát nhận xét.
=> Dáng đi, đứng, khom, ngửa
người …
=> Chia 7 đầu. (người trưởng thành)
1. Đỉnh đầu => cằm.
2. Cằm => ngang đầu vú.
3. Ngang đầu vú => rốn.
4. Ngang rốn => 1/3 Bắp đùi.
5. 1/3 bắp đùi => đầu gối.
6. Đầu gối =>1/2 ống chân.
7. Phần còn lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- Nêu cách vẽ dáng người?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng và kết hợp
vẽ bảng
- HS lắng nghe, quan sát và ghi bài.
II. Cách vẽ dáng người
Gồm 4 bước.
- Ước lượng tỉ lệ các bộ phận chính
của dáng người.
- Vẽ phác nét chính thể hiện tư thế,
dáng vận động của con người. (thể
hiện bộ xương người)
- Vẽ nét diễn tả hình thể, quần áo.