Đau bụng trong VĐTCT thường đau bụng vùng dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng,
trướng hơi, khó tiêu, phân sống và rất dễ nhầm với bệnh đau dạ dày. Hầu hết người
bệnh VĐTCT đều thấy cơn đau bụng sẽ hết sau khi đi ngoài và đau bụng thường xảy ra
vào lúc sáng sớm, chiều tối. Nhưng, cũng có nhiều trường hợp VĐTCT, vừa đi ngoài
xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác muốn đi ngoài tiếp.
VĐTCT ở người cao tuổi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, phiền
toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ.
Để chẩn đoán VĐTCT, ngoài các triệu chứng và tiền sử của bệnh (sang chấn tâm lý,
nghiện rượu, cà phê, trà đặc…), thông thường có chụp X-quang khung đại tràng có
thuốc cản quang hoặc tốt hơn là nội soi đại tràng để xem có tổn thương hay không. Bởi
vì, VĐTCT không có tổn thương thực thể nào. Trong trường hợp nghi do loạn khuẩn, cần
nuôi cấy phân để xác định tỉ lệ vi khuẩn gram âm và gram dương.
3. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm đại tràng co thắt
Muốn điều trị và phòng bệnh tốt cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là khám ở
chuyên khoa tiêu hóa. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị VĐTCT, chủ yếu
điều trị triệu chứng (giảm đau bụng, giảm co thắt đại tràng, trung hòa dịch vị, chống táo
bón hoặc chống tiêu chảy), kết hợp với chế độ ăn và tập luyện nhẹ nhàng.
Thực phẩm cho người bị viêm đại tràng