người có năng lực, nhiệt huyết sôi sục, “sống chết” với điều mình theo đuổi. Không cần nói
những điều rỗng tuếch dài dòng, bạn cũng đã tạo được ấn tượng tốt với mọi người rồi đấy!
3. Dùng sức mạnh của những câu chuyện
Bạn có biết rằng những câu chuyện kể thường khiến mọi người nhớ nhiều hơn là các lời nói
khuyên răn thông thường? Thực tình là vậy vì não bộ sẽ dễ khắc ghi khi các sự kiện và các chi
tiết được kết nối liền mạch. Điển hình là khi nghe một người nào đó nói về các câu chuyện, bạn
sẽ hấp thụ “dai dẳng” những bài học, hay kinh nghiệm “xương máu” từ họ.
Do vậy, bạn hãy tập nói về các kỹ năng hoặc các trải nghiệm của mình thông qua các câu chuyện
thực tế của bản thân. Điều này sẽ khiến người nghe không bị nhàm chán và họ cũng sẽ “nhớ” đến
bạn một cách tự nhiên hơn. Thay vì “khoe khoang” “Tôi có hơn 100 nhân viên dưới quyền. Tôi
có bằng Thạc sĩ...”, hãy “dệt” những thành tựu của bạn thành một câu chuyện nhỏ. Chẳng hạn,
bạn đã đảo ngược tình thế một dự án tưởng chừng như thất bại, hãy nói về nguyên nhân vì sao dự
án có thể không thành công và bạn đã làm gì để cải thiện điều đó.
4. Thể hiện sự biết ơn với nhà quản lý và đồng nghiệp
Bạn có thể không thoải mái khi tự quảng bá mình nhưng lại sẵn sàng dành những lời tốt đẹp cho
người khác, vậy sao không kết hợp khen ngợi họ và “ẩn ý” về điểm tốt của mình? Nếu bạn thực
hiện thành công một dự án nào đó cùng đồng nghiệp, hãy nói sự nỗ lực của họ đã mang đến cho
bạn những điều tuyệt vời gì. Đừng nói “Cô ấy làm tốt nhưng tôi làm tốt hơn”, điều này chỉ thể
hiện bạn là người thích tranh công và khoe khoang. Tuy nhiên mọi thứ sẽ khác khi nói “Kết quả
mà cô ấy đạt được giúp công việc của tôi thuận lợi hơn rất nhiều”.
5. Tận dụng các phản hồi tích cực
Nếu bạn nhận được một email từ đồng nghiệp hoặc khách hàng khen ngợi bạn về một công việc
đã làm tốt, hãy chuyển tiếp nó cho cấp trên kèm theo một câu xin ý kiến để sếp cảm thấy bắt
buộc phải để ý đến. Ví dụ, “Tôi nghĩ đây là điều chúng ta đã thảo luận trong cuộc họp lần trước.
Anh/chị có thấy chúng ta cần tiếp tục phương án này?” Bằng cách đó, cấp trên sẽ suy nghĩ và
phản hồi email của bạn thay vì chỉ đọc lướt qua và quên lãng. Vì vậy, đừng chỉ chuyển tiếp đơn
thuần mà hãy thêm ý kiến của bạn vào các email phản hồi tích cực tiếp theo nhé!