Kiểm toán
a) Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả
đối với hoạt động của một bộ phận, một dự án, phương án, một quy trình, từ đó có
những đề xuất về biện pháp cải tiến.
Đối tượng của cuộc kiểm toán này rất đa dạng, nên nó không có chuẩn
mực chung để đánh giá. Các chuẩn mực đó có thể là mục đích yêu cầu khi đưa phương
án, một dự án, một quy trình đi vào hoạt động. Kết quả kiểm toán phục vụ cho bản
thân đơn vị được kiểm toán
b) Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy
định nào đó của đơn vị được kiểm toán. Chuẩn mực được sử dụng để đánh giá có thể
là các văn bản pháp lý, các luật thuế….Kết quả cuộc kiểm toán phục vụ cho sự quản lý
của các cấp có thẩm quyền.
c) Kiểm toán báo cáo tài chính: Là việc kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trình bày
trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vị. Do việc lập BCTC bắt buộc phải tuân
thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành nên chuẩn mực dùng để đánh
giá trong cuộc kiểm toán là các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
Kết quả cuộc kiểm toán phục vụ cho đơn vị, cho nhà nước các cổ đông,
nhà đầu tư, ngân hàng….
2) Phân loại theo chủ thể cuộc kiểm toán, có 3 loại:
a) Kiểm toán nội bộ: là loại kiểm toán do nhân viên của đơn vị thực hiện, họ có thể
thực hiện cả 3 loại kiểm toán (Hoạt động, tuân thủ, BCTC). Để hữu hiện thì bộ phận
kiểm toán nội bộ trong công ty phải độc lập với các bộ phận khác. Thông thường,
kiểm toán nội bộ có thể đảm trách những công việc như: Kiểm tra về thiết kế và vận
hành của hệ thống KSNB để có kiến nghị hoàn chỉnh; Kiểm tra thông tin hoạt động và
thông tin tài chính; Kiểm tra tính hiệu quả của một hoạt động; kiểm tra tính tuân thủ
pháp luật và quy định nội bộ.
b) Kiểm toán nhà nước: Là hoạt động kiểm toán do các công chức của nhà nước tiến
hành và chủ yếu thực hiện kiểm toán tuân thủ như xem xét việc chấp hành pháp luật ở
mọi đơn vị, đối với các đơn vị sử dụng kinh phí là ngân sách thì kiểm toán nhà nước
có thể thực hiện kiểm toán hoạt động và BCTC.
c) Kiểm toán độc lập: Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viện thuộc
những tổ chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán BCTC và tuỳ theo
khách hàng họ còn thực hiện các dịch vụ kiểm toán hoạt động, tuân thủ, tư vấn về kế
toán, thuế….
III. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
1. Kiểm toán viên. Yêu cầu chung đối với một kiểm toán viên là:
- Được đào tạo về kế toán ở 1 trình độ nhất định
- Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán
- Trúng tuyển một kỳ thi cấp quốc gia về kiến thức kế toán, kiểm toán
và luật có liên quan…….
Ở Mỹ, canada, trung quốc gọi là kế toán viên công chứng
Giáo viên: Ths. Nguyễn Thế Khang 2