MODULE 4. CÁC HỆ ĐẾM DÙNG TRONG TIN HỌC
4.1. Hệ đếm
Để có cơ sở hình dung quá trình xử lí thông tin xảy ra bên trong MTĐT như thế
nào, chúng ta cần có một số kiến thức về hệ đếm nhị phân. Hệ đếm được hiểu như tập các
kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
Xét ví dụ về hệ đếm La mã
Hệ đếm La mã sử dụng các kí hiệu I, V, X, L, C, D, M. Mỗi kí hiệu của hệ đếm
La mã biểu thị một giá trị :
I = 1 ; V = 5 ; X = 10 L = 50 ;C = 100 ; D = 500 ; M = 1000
Dưới đây là một số quy tắc tính giá trị được dùng trong hệ đếm La mã:
Nếu các kí hiệu được xếp từ trái qua phải theo chiều giảm giá trị thì giá trị của
biểu diễn số tính bằng tổng giá trị các kí hiệu. Ví dụ MLVI cho giá trị là
1000+50+5+1 = 1056.
Nếu trong biểu diễn số tính từ trái qua phải có một cặp hai kí hiệu mà kí hiệu
đứng trước có giá trị nhỏ hơn thi giá trị của cặp đó tĩnh bằng hiệu hai giá trị.
Không chập nhận các bộ có nhiều hơn hai kí hiệu liên tiếp xếp theo chiều tăng của
giá trị. Ví dụ CIX thể hiện số 109. Biểu diễn IXC không hợp lệ vì nó sẽ gây nhập
nhằng không đơn nghĩa với quy tắc tính giá trị.
Như vậy, mỗi kí hiệu đại diện cho một giá trị duy nhất và không phụ thuộc vào vị
trí của nó xuất hiện ở đâu trong biểu diễn. Hệ đếm loại này gọi là hệ đếm không theo vị
trí.
Chúng ta thường sử dụng hệ đếm thập phân. Hệ thập phân dùng là mười ký hiệu
là các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Trong hệ đếm này giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc
vào vị trí của nó trong biểu diễn. Ví dụ, trong số 545, chữ số 5 ở hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị
trong khi đí chữ số 5 ở hàng trăm chỉ 500 đơn vị. Hệ đếm mà giá trị của các kí hiệu trong
biểu diễn số phụ thuộc vào vị trí được gọi là hệ đếm theo vị trí.
Số lượng các chữ số được sử dụng (10 chữ số) gọi là cơ số của hệ đếm. Quy tắc
tính giá trị là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên
phải. Do đó, giá trị của một biểu diễn có thể viết dưới dạng một đa thức của cơ số.
Ví dụ. 536,4 = 5.10 2 + 3.10 1 + 6.10 0 + 4.10 -1
Hệ đếm thập phân chỉ là một trường hợp riêng khi chọn cơ số là 10. Thực ra, bất
kì một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho hệ đếm. Các kí hiệu
được dùng cho hệ đếm đó sẽ là ký hiệu đại diện cho các giá trị: 0, 1..., b-1. Nếu một số N
trong hệ đếm cơ số b nếu có biễu diễn là :
N = dnd n-1 d n-2... d 1 d 0, d -1 d -2... d -m
thì giá trị của N được tính theo công thức :