VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Các tình huống viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng: - Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ: - Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viết đơn vào
những tình huống cần thiết.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Sưu tầm mẫu đơn viết sẵn
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu sự giống nhau và khác nhau của văn tả
cảnh với văn tả người?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1: HD HS tìm hiểu khi nào cần viết
đơn
HS đọc các tình huống SGK- thảo luận -
Tình huống nào cần viết đơn?
(Cả 4 tình huống đều phải viết đơn)
- Từ các tình huống đó, em hãy rút ra
nhận xét: Khi nào cần viết đơn?
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Trường hợp nào cần viết đơn? gửi cho
ai?
(Trường hợp 1: Gửi cơ quan công an địa
phương; Trường hợp 2: Gửi BGH nhà
trường: Trường hợp 4: Gửi BGH trường
mới)
- Tại sao trường hợp 3 không phải viết
đơn? vậy sẽ viết loại văn bản nào?
(Trường hợp 3 không nêu nguyện vọng
cần giải quyết nên chỉ viết bản tường
trình hoặc bản kiểm điểm)
HĐ2: HD tìm hiểu các loại đơn và các
nội dung không thể thiếu trong đơn
- HS quan sát hai loại đơn
- Các mục trong đơn được trình bày ntn?
- Các điểm giống nhau giữa hai đơn?
(Giống: đơn gửi cho ai? ai gửi đơn?
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN?
1. Bài tập 1:
Cả 4 tình huống đều phải viết đơn
- Khi muốn đề đạt nguyện vọng với một
người hay một cơ quan, tổ chức có quyền
hạn giải quyết vấn đề đó.
2. Bài tập 2:
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI
DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG
ĐƠN:
1. Các loại đơn:
- Đơn theo mẫu
- Đơn không theo mẫu