4
NỘI DUNG
I. ĐỊNH NGHĨA “CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”
Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ
chính trị, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm
và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Tuy
nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của khái niệm, có
thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm thống
nhất sau:
- Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu
nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành
chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân
được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả
thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy,
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau
khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu
quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia;
- Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của
lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra
những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số
nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức,
thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v...
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA “CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng như ngày nay thế
giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên,