DANH MỤC TÀI LIỆU
Câu chuyện và các bài học kỹ năng sống giữa thầy và trò
"Chiếc bút thất lạc" - Chuyện kể thi chủ nhiệm giỏi cấp huyện
Vâng! nghề giáo, chắc hẳn ai cũng những kỷ niệm đáng nhớ với học trò của
mình. Bản thân tôi đã hơn 7 năm công tác trong ngành giáo dục. Thời gian đó
chưa phải nhiều nhưng giúp tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm lớp. Đến với hội thi hôm nay, tôi rất vinh
dự được chia sẻ một câu chuyện - một kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp trồng
người của tôi. Câu chuyện tựa đề “Chiếc bút thất lạc”. Tôi xin phép được bắt
đầu.
Năm học 2008 - 2009, tôi được nhà trường phân công giảng dạy chủ nhiệm lớp
4 A, lớp học khá sôi nổi, chất lượng đồng đều, nhưng vẫn học sinh biệt.
vậy, bên cạnh dạy kiến thức, công tác giáo dục đạo đức cho các em cũng hết sức
quan trọng.
Hôm đó là ngày thứ hai, sau giờ ra chơi, tôi bước vào lớp thì thấy cô học trò bé nhỏ
ngồi bàn đầu khóc nức nở. Thấy tôi, rất nhiều cánh tay dơ lên nói: Thưa cô…!
Thưa cô…!”. Tôi ra hiệu cho lớp giữ trật tự, rồi mời lớp trưởng kể lại sự việc. Em
Tuấn Anh đứng dậy lễ phép nói: Thưa cô, bạn Trà My bị mất cây bút máy rồi
ạ!”. Năm đó nhà trường phát động phong trào Viết chữ đẹp”, hơn 10 em trong
lớp mua bút để luyện chữ, bút khá đắt tiền nên viết rất tốt. Tôi lại gần trấn an em,
rồi nhẹ nhàng nói: “Em thử tìm kỹ lần nữa xem sao?” buồn nói: “Em đã
tìm đim lại nhiều lần chẳng thấy”. Trà My ngoan ngoãn thật thà,
nhìn nét mặt của em tôi biết chắc chắn em không nói dối. Để không mất thời
gian học tập của học sinh, tôi hẹn sẽ giúp em tìm lại cây bút sau, còn bây giờ các
em hãy tập trung học bài.
Xong tiết học, tôi tiến hành điều tra sự việc.
Tôi hỏi: “Vừa rồi giờ ra chơi em nào ở trong lớp?”
Có ba cánh tay dơ lên, tôi hỏi tiếp: “Thế các em có phát hiện ra điều gì không?”
Tôi mời một em nói: “Thưa chúng em thấy bạn Lan đứng gần bàn Trà My một
lúc ạ!”
Một em khác cũng xin được nói: Thưa cô, năm lớp 3, bạn Lan đã hai lần lấy đồ
của bạn rồi ạ!”
Các em ở dưới lớp cũng đồng thanh nói: “Thưa cô đúng rồi đó”
Có nhiều ánh mắt nhìn Lan làm cho em bối rối, Lan cúi mặt xuống bàn. Lúc đó tôi
cũng không rõ Lan xấu hổ vì chuyện năm ngoái, hay chính em là thủ phạm lấy cây
bút?
Tôi đến bên Lan, nhẹ nhàng nói: “Trong học tập, em đã có nhiều nổ lực, cô rất mến
phục em, mong em đừng làm thất vọng. Nếu đúng như lời các bạn nói em
hãy suy nghĩ lại, cô và cả lớp sẽ tha lỗi cho em”.
Cô bé không nói gì, chỉ ôm mặt khóc.
“Các em ạ! đã thường xuyên nhắc nhở chúng ta, lấy đồ của bạn thói xấu.
Nếu thích nó, các em chăm ngoan học tập, cô tin rằng bố mẹ sẽ không từ chối. Em
nào trót dại lấy cây bút của bạn, hãy tự giác trả lại. Có thể gặp riêng cô gửi lại cho
bạn, cô hứa sẽ tha lỗi và giữ bí mật nếu chúng ta biết sữa lỗi của mình. Nếu các em
không tự giác thì bắt buộc cô phải xét cặp từng em. Các em có nhất trí không”. Tất
cả đều đồng thanh trả lời: “Chúng em đồng ý ạ”! Riêng chỉ có Lan, mắt đỏ hoe, em
không nói gì.
Tôi trực tiếp xét cặp từng em tìm kỹ dưới hộc bàn nhưng vẫn không tìm thấy
chiếc bút đâu cả. Tôi nhìn nét mặt từng em để xét nhưng không ai biểu
hiện lạ ngoài bé Lan. Tìm mãi không thấy cuối cùng tôi cho các em ra về.
Hai ngày trôi qua vẫn chưa tin gì? Sáng ngày hôm sau, tôi đến trường sớm,
đang loay hoay nhà xe, thì thấy một cậu đứng sau tôi, với vẻ mặt e ngại, nhỏ
nhẹ nói: “Thưa cô, nếu được tha lỗi em hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa !”
Trên tay Hoàng cây bút bản tự kiểm điểm. Tôi rất ngạc nhiên, cậu học trò
ngoan mà tôi hằng tin tưởng lại mắc phải lỗi lầm. Tôi xoa đầu em và nói: “ Em biết
nhận lỗi thế là tốt. Cô tin rằng sau lần vấp ngã này em sẽ trưởng thành hơn”.
Tôi vào lớp, trao cây bút lại cho chủ nhân của nó, rồi đến bên Lan: “ Côcả lớp
thành thật xin lỗi đã làm em buồn khó xử, nghi oan cho người khác sai lầm
lớn. Các em ạ! Một bạn trong lớp ta đã lỡ dại lấy cây bút, như đã hứa xin được
dấu tên. Không cần biết bạn đó là ai, điều quan trọng là bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi
lầm của mình. mong rằng từ nay lớp mình đoàn kết, yêu thương nhau hơn
đừng ai mắc sai lầm này nữa, các em đồng ý không?” Cả lớp đồng thanh nói:
“Chúng em đồng ý ạ!”
Đúng như mong muốn của tôi, sau thời gian đó các em đều ngoan ngoãn, thân
thiện với nhau hơn và chất lượng học tập cũng ngày một tốt hơn.
Lúc đó tôi mới vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều, nóng vội tôi đã trách nhầm
học sinh, tôi băn khoăn mãi coi đó bài học cho bản thân. Khi gặp bất cứ tình
huống nào giáo viên phải hết sức bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ sự việc để đưa ra
phương án giải quyết tối ưu nhất.
Thưa các đồng nghiệp! Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo như tờ giấy trắng.
giáo-Người mẹ hiền thứ hai của các em hãy luôn gần gũi, thương yêu các em,
chỗ dựa tin tưởng để các em có thể chia sẻ những băn khoăn, lo lắng thường ngày.
Chúng ta hãy viết lên trang giấy ấy những điều tốt đẹp nhất.
Tác giả bài viết: Bùi Thị Kim Dung
"Cô học trò đáng thương" - Chuyện dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp
huyện năm học 2014 – 2015
KỶ NIỆM SÂU SẮC CỦA TÔI VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Quãng đường sự nghiệp trồng người của tôi đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn,
gắn với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng một kỉ niệm gần đây đã để lại
trong tâm trí tôi không bao giờ quên được đó Hình ảnh học trò nhỏ Hồng
Vy. Kỉ niệm đó đã được tôi viết thành câu chuyện: Cô học trò đáng thương.
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B. Sau khi nhận lớp tôi
đã tìm hiểu rất về hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh đồng thời theo dõi
quá trình học tập ra đề tự khảo sát chất lượng để phân định đối tượng học sinh.
Hồng Vy là một trong số những em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn
bài kiểm tra đạt điểm yếu cả hai môn. Trong các buổi học sau đó tôi đã để tâm tới
em nhiều hơn. Tôi luôn gọi Vy lên bảng để kiểm tra và hướng dẫn em làm bài. Dạo
đầu em còn nhanh nhẹn, rồi một tuần, hai tuần, và ba tuần trôi qua em chẳng những
không tiến bộ ngày càng non hơn, tác phong thì chậm chạp, trí nhớ lại càng
kém dần. Rồi một hôm tôi gọi em lên bảng làm bài, em đứng ngây người ra, chẳng
nói chẳng rằng. Tôi động viên thế nào em cũng không trlời câu hỏi của tôi. Bực
quá tôi liền quát to: “Cô hỏi sao em không trả lời? đúng hay sai em cũng phải
trả lời cô chứ!” - Em vẫn cứ lặng im. Lúc này tôi giận lắm.
Ngước mắt nhìn em tôi thấy mặt thì nhem nhuốc, quần áo tả tơi (luộm thuộm), tôi
lại tiếp tục cơn giận:
Này Vy! Sáng nay ngủ dậy em quên rửa mặt à?
Cả lớp bật cười.
Meo, meo, con mèo... Ha, ha, ha…
Vy cúi gằm mặt vừa trả lời vừa bật khóc.
- Dạ. Dạ….thưa cô: Em…em dậy muộn nên không kịp rửa mặt ạ!
Tôi hạ giọng rồi bảo em về chỗ.
Sau đó tôi tiếp tục tiết dạy cũng chẳng để ý tới Vy, bởi trong tôi lúc này vẫn
còn rất giận em.
Buổi học trôi qua, chiều hôm đó em vẫn tới lớp bình thường. Tối về nghĩ lại tôi
thấy Vy đáng thương hơn đáng giận. Sáng hôm sau khi đến lớp nhìn thấy
khoảng trống chỗ em ngồi tôi hơi hốt hoảng nhưng rồi tôi đã bình tĩnh lại Tìm
hiểu nguyên nhân – Mẹ em cũng chỉ biết là em khóc và van xin không phải đi học.
Thế rồi tôi đã bảo mẹ Vy dắt em tới trường.
Tôi đón em vào lớp và hỏi: “Vì sao con không thích đi học?”
Em không trả lời. Tôi nghĩ chắc em xấu hổ chuyện ngày hôm qua. Tự nhiên, tôi
thấy mình cũng có lỗi trong chuyện này. Bước lại gần em tôi nhẹ nhàng: “Con mệt
à?”
- Vy vẫn yên lặng.
- Con nói đi cô sẽ không phạt con đâu.
Bỗng em òa khóc: ơi con đau đầu, con không muốn đi học nhưng ai cũng bắt
con phải đi – Hu hu con không muốn đi học đâu.
Tôi ôm em vào lòng xoa đầu em và nói: “Con đau ở đâu?”
- Con đau ở đây này! Đau lắm cô ạ!
Thấy vậy tôi liền gọi chị Hằng ra để trao đổi về do Vy không chịu đi học. Tôi
động viên chị hãy đưa cháu tới bệnh viện kiểm tra xem sao nhưng chị Hằng cười,
bảo: Em đã đưa cháu đi khám bệnh viện rồi, họ bảo cháu bị viêm phế quản,
không sao đâu cô ạ! Chắc cháu nó lười học nên biện lí do đấy thôi.
Mấy ngày sau em vẫn không chịu tới trường, gia đình phải làm đủ cách em mới
chịu đi. Có hôm em chỉ đi học một buổi. Hôm thì học nửa buổi rồi ra chơi em tự ý
bỏ về nhà. Trước tình trạng ấy tôi lại phải gọi mẹ em (mời) mẹ em ra, trình bày
cùng ban giám hiệu để tìm hướng giải quyết. Các giáo động viên gia đình đưa
cháu đi khám thì mẹ lại bảo: Gia đình em hoàn cảnh lắm cô à, lấy đâu ra tiền mà đi
khám suốt thế cô. Ái ngại cho hoàn cảnh khốn khó của gia đình em (bố suốt ngày
say xỉn, mẹ cũng bệnh hiểm nghèo) hơn nữa thấy học sinh của mình phải chịu
đựng những cơn đau đầu dữ dội tim tôi như quặn thắt. Tôi đã trao đổi với Ban
giám hiệu, công đoàn trường kêu gọi sự ủng hộ của giáo viên học sinh trong
toàn trường với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.
Sáng hôm sau, khi tôi vừa đến cổng trường thì học sinh đã hớt hải gọi: Thưa cô,
bạn Vy bị nôn ra máu!
Tôi hốt hoảng lao nhanh xuống lớp thì thấy mẹ Vy đang đứng trước cửa lớp.
Trước mặt Vy một vũng máu. Tôi lau chùi vũng máu rồi bảo chị Hằng đưa con
đi khám. Vì không có tiền nên chị còn chần chừ. Tối hôm đó Vy ngất xỉu, gia đình
đưa em xuống bệnh viện huyện lập tức Vy phải chuyển lên tuyến trên bác
chẩn đoán em bị u não. Người mẹ tưởng như đất dưới chân mình sụt lở.
Chị lại về nhà vay mượn của họ hàng, làng xóm cùng với sự động viên giúp đỡ của
GV – HS trong nhà trường mẹ con Vy lại khăn gói ra Hà Nội. Vì khối u quá to nên
em phải mổ. Tôi rất đau lòng khi biết được sức khỏe của em ngày một yếu đi. Tôi
đã viết bài gửi Báo Dân trí kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. Đã có rất nhiều
tấm lòng hảo tâm từ mọi miền đất nước gửi về gia đình em.
Ngày nào tôi cũng gọi điện động viên em. Mặc đau đớn với bệnh tật nhưng em
vẫn luôn mong được gặp tôi qua điện thoại. Mẹ em bảo, cháu hễ nghe chuông điện
thoại là hỏi: “Có phải cô Hiền không mẹ? Mẹ cho con gặp cô đi mẹ!”
Sau lần mổ ấy em Vy phải lại điều trị dài ngày, các Bác đã cố hết sức nhưng
vào một ngày cuối đông em đã lìa xa cõi đời để lại sự tiếc thương hạn cho gia
đình và mọi người.
Em đã đi rồi nhưng trong lòng tôi nặng trĩu nỗi ưu tư, bởi nếu những lúc em không
thuộc bài, khi em nghỉ học không có lí do tôi mà nhẹ nhàng hỏi em thì em đâu phải
xấu hổ trước bạn bè như thế.
Nhưng sao tôi cũng đã kịp nhận ra giúp đỡ động viên, làm những việc cần
làm cho em trước khi em qua đời.
Sau sự việc của em Vy, tôi đã cẩn thận hơn trong giao tiếp ứng xử với học sinh,
luôn cố gắng tìm hiểu và gần gũi với các em để hiểu rõ hơn về học trò của mình.
Các bạn ạ, những nỗi đau khiến đáy lòng ta mang mãi một vết thương không
bao giờ liền sẹo, nhưng cũng có những nỗi đau giúp ta biết trân trọng những giá trị
trong cuộc sống này.
Qua câu chuyện tôi muốn nhắn gửi tới các bạn đồng nghiệp một thông điệp: Hãy
yêu thương, bao dung độ lượng, gần gũi và chia sẻ với các em như người mẹ thứ 2
ở trường. Đừng vội trách mắng các em khi chưa tìm hiểu rõ lí do.
Em đi rồi ta càng hiểu em hơn
Để lòng ta nặng tình thương nhớ
Thương em giờ nằm nơi chín suối
Mưa nắng dải dầu có lạnh không em ơi?
Mỗi sáng mai nhìn chỗ em ngồi
Tôi lặng im nghe tim mình đau nhói
Và tự hỏi cuộc đời sao nghiệt ngã?
Mầm xanh non sao sớm vội xa cành.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Hiền
thông tin tài liệu
Câu chuyện và các bài học kỹ năng sống giữa thầy và trò
Mở rộng để xem thêm
từ khóa liên quan
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×