hiện được cuộc kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc kiểm toán yếu tố cụ thể của một
báo cáo tài chính theo quy định của các chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên có thể
thảo luận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc thực hiện một hình thức dịch
vụ khác phù hợp hơn.
Tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính (hướng
dẫn đoạn 08 Chuẩn mực này)
A7. Một báo cáo tài chính riêng lẻ hay một yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính
có thể được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng mà khuôn khổ đó được xây dựng dựa trên cơ sở của khuôn khổ về lập và trình bày
báo cáo tài chính áp dụng cho việc lập và trình bày một bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) do
cơ quan, tổ chức có chức năng soạn thảo chuẩn mực ban hành (ví dụ, Chuẩn mực lập và
trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)). Trong trường hợp này, để xác định xem
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể chấp nhận được hay
không, kiểm toán viên cần phải đánh giá liệu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính được áp dụng cho việc lập và trình bày bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) đó có đảm
bảo cho việc trình bày báo cáo tài chính riêng lẻ hay yếu tố cụ thể của một báo cáo tài
chính có đủ thuyết minh thích hợp hay không.
Dạng ý kiến kiểm toán (hướng dẫn đoạn 09 Chuẩn mực này)
A8. Theo quy định tại đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, dạng ý kiến
kiểm toán mà kiểm toán viên đưa ra phụ thuộc vào khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo
tài chính được áp dụng và phụ thuộc vào pháp luật và các quy định có liên quan. Theo
quy định tại đoạn 35 – 36 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700:
(a) Khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với bộ báo cáo tài chính (đầy
đủ) được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý, trừ khi pháp luật có quy định khác, ý
kiến kiểm toán phải sử dụng mẫu câu sau: “Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và
hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, … phù hợp với [khuôn khổ về lập và trình bày báo
cáo tài chính được áp dụng]”;
(b) Khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với bộ báo cáo tài chính (đầy
đủ) được lập theo khuôn khổ về tuân thủ, ý kiến kiểm toán phải nêu rõ là báo cáo tài
chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ [khuôn khổ về lập và trình bày
báo cáo tài chính được áp dụng].
A9. Đối với báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính,
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể không quy định rõ
việc trình bày báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính.
Điều này có thể xảy ra trong trường hợp khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
được áp dụng được dựa trên cơ sở khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính áp
dụng cho việc lập và trình bày một bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) do cơ quan, tổ chức có
chức năng soạn thảo chuẩn mực ban hành (ví dụ, Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS)). Khi đó, kiểm toán viên cần xem xét dạng ý kiến kiểm toán dự kiến
đưa ra có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay
không.
Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (hướng dẫn đoạn 10 Chuẩn mực này)
A10. Kiểm toán viên cần xem xét kỹ lưỡng để xác định các chuẩn mực kiểm toán được
coi là có liên quan đến cuộc kiểm toán. Ngay cả trong cuộc kiểm toán một yếu tố cụ thể
của một báo cáo tài chính, về nguyên tắc, các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240, số
6