rằng báo cáo tài chính không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kế toán
được Việt Nam chấp nhận) thì cần mô tả các sự kiện này và nếu có thể, định
lượng các ảnh hưởng tới báo cáo tài chính, và:
– Đưa ra ý kiến ngoại trừ cho sự đảm bảo vừa phải; hoặc
– Trong trường hợp các sự kiện trên là trọng yếu đối với báo cáo tài chính và liên
quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức mà kiểm toán viên kết luận
rằng ý kiến ngoại trừ là chưa đủ để thể hiện tính không đầy đủ và sai lệch của
báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên đưa ra kết luận không chấp nhận, trong đó
nêu rõ rằng báo cáo tài chính không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kế
toán được Việt Nam chấp nhận);
c) Nếu có tồn tại giới hạn trọng yếu trong phạm vi công tác soát xét, thì kiểm toán
viên cần mô tả giới hạn này và:
Đưa ra ý kiến ngoại trừ cho sự đảm bảo vừa phải đối với những khoản điều
chỉnh có thể có nếu không bị giới hạn trong công việc soát xét; hoặc
– Nếu ảnh hưởng có thể của các giới hạn trong công việc soát xét là trọng yếu và
liên quan đến nhiều khoản mục đến mức mà kiểm toán viên kết luận rằng không
thể đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào, thì đưa ra ý kiến không chấp nhận.
28. Kiểm toán viên phải ghi ngày lập Báo cáo kết quả công tác soát xét là ngày các công
việc được hoàn thành, kể cả việc thực hiện các thủ tục liên quan đến những sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc niên độ cho đến ngày lập báo cáo kết quả soát xét. Tuy
nhiên, kiểm toán viên không được ghi ngày lập báo cáo kết quả soát xét của mình
trước ngày Giám đốc ký báo cáo tài chính.
Phụ lục số 01
Một số nội dung liên quan đến hợp đồng về công tác soát xét
báo cáo tài chính
Hợp đồng về công tác soát xét báo cáo tài chính phải theo quy định của Chuẩn mực kiểm
toán số 210 “Hợp đồng kiểm toán”. Ngoài ra cần nêu rõ những điều khoản và mục tiêu
của
công việc mà khách hàng yêu cầu công ty kiểm toán cũng như tính chất và giới hạn của
công
việc soát xét theo quy định của Chuẩn mực này. Ví dụ:
– Công việc của chúng tôi là soát xét Bảng cân đối kế toán của công ty ABC lập tại
ngày 31/12/20X1, cũng như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ của niên độ kết thúc vào ngày trên, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
đối với công tác soát xét. Chúng tôi không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính này và
do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Chúng tôi sẽ đưa
ra một báo cáo có dạng sau: (Xem Phụ lục số 03).
– Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính. Trách nhiệm này
yêu cầu đơn vị phải tổ chức thực hiện công việc kế toán và thực hiện các thủ tục kiểm
soát nội bộ thích hợp, cũng như việc chọn và áp dụng các chính sách kế toán. Trong
khuôn khổ công tác soát xét, chúng tôi sẽ yêu cầu Giám đốc giải trình về các cơ sở dẫn
6