LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths NGUYỄN QUỲNH TỨ LY
SVTH: TRẦN THỊ NGỌC HIỀN Trang 1
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1. Khái niệm:
Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào
các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận
hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ
sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập và là công cụ dự báo các
điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là
một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh
doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh
doanh khác.
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số
mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả
hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ
xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh,
khắc phục các điểm yếu.
Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số
trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình
tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh
của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
2. Ý nghĩa phân tích:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có
tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt
động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán
soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài