LAO XAO
(Trích Tuổi thơ im lặng - DUY KHÁN)- Tiếp theo.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giớí thiệu các loại chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của
thiên nhiên ở một làng quê mền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở
làng quê trong bài văn.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng
của những yếu tố đó.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương
mình.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản.
2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu như thế nào về câu "Lòng yêu nhà, yêu
làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc"?
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1: Học sinh nhắc lại nội dung kiến
thức giờ học trước.
? Khung cảnh làng quê vào hề được tác
giả miêu tả như thế nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào để giới thiệu khung cảnh làng quê?
HĐ2: HD HS tìm hiểu các loài chim
hiền.
- HS đọc đoạn 2
? Loài chim hiền gồm những loài nào?
? Tác giả tập trung kể về loài nào?
- HS: Chim sáo và tu hú
? Chúng được kể trên phương diện nào?
- HS: đặc điểm hoạt động của loài: hót,
học nói, kêu vào mùa vải chín…
? Tác giả sử dụng biện pháp gì để kể về
các loài chim? (Câu đồng dao)
? Sử dụng câu đồng dao như thế có ý
nghĩa gì?
- HS: Tạo sắc thái dân gian
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
2. Loài chim hiền:
- Thường mang niềm vui đến cho thiên
nhiên, đất trời và con người
+ Tu hú: Báo mùa vải chín
+ Chim ngói: Mang theo cả mùa lúa chín
+ Chim nhạn: Như nâng bầu trời cao
thăm thẳm hơn
3. Loài chim ác:
- Chuyên ăn trộm trứng
- Thích ăn thịt chết
- Nạt kẻ yếu
-> Tác giả có tâm hồn nhạy cảm, lòng
yêu thiên nhiên và hiểu biết về loài chim.