•Sử dụng các SoC làm bộ xử lý trung tâm có khả năng chuyên biệt về xử lý hình
ảnh hay xử lý trên môi trường mạng rất hữu hiệu.
Do vậy tuỳ và bài toán đặt ra mà ta có thể chọn các SBC cho các SoC phù hợp với
yêu cầu cụ thể. Hiện nay đã có nhiều SoC có khả năng tích hợp các DSP Processor vao
trong nhân nhằm tăng khả năng xử lý (sign processing).
Việc sử dụng mạch SBC sẽ có những ưu/ nhược điểm sau:
•Ưu điểm
•Kích thước rất nhỏ
•Giá thành rẻ (~<100$)
•Hỗ trợ SPI, I2C, I2S, MMC, SDCard, UART, USB2.0/1.1 v..v
•Có tốc độ xử lý cao
•Sử dụng hệ điều hành Linux
•Được sự hỗ trợ rất lớn của cộng đồng mã nguồn mở. Từ HĐH, kernel hay rất nhiều
các ứng dụng
•Các công cụ biên dịch phổ biến gcc
•Các công cụ hỗ trợ lập trình rất nhiều. Eclipse, Vim, Emacs v..v
•Nhược điểm
•Việc chạy/kiểm thử phải thực hiện giả lập trên máy tính trước khi đưa vào mạch
•Am hiểu kiến thức về các giao tiếp ngoại vi, kiến trúc về SBC
3 Đâu là cách tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng nhất ?
Theo quan điểm của chúng tôi, cách tiếp cận nhanh chóng nhất với các bạn sinh
viên đó là tận dụng môi trường mã nguồn mở hiện nay. Với mã nguồn mở các bạn có thể
sử dụng lại những thành quả của cộng đồng và phát triển, sáng tạo những cái riêng cho
mình một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Chúng ta có thể sử dụng HĐH Linux làm môi trường chính cho thiết bị, với mã
nguồn mở ta có thể chủ động đuợc cấu hình của hệ thống, tăng hiệu năng hay xử lý thô
với các giao tiếp ngoại vi bên ngoài một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Điều đáng
quan tâm nữa là ta có thể có được sự trợ giúp (miễn phí) rất lớn cộng đồng mã nguồn
mở. Đây là điều mà môi trường mã nguồn đóng như Microsoft chưa có thể có được.
3.1 Phần cứng
Ta có thể tận dụng lợi thế của các SBC có sử dụng SoC để làm phần cứng cho các
thiết bị trong bài toán thị giác máy. Lợi thế của sự chọn lựa này là các mạch SBC giá rẻ và
rất linh hoạt giúp cho nguời thiết kế tập trung hơn vào các module phần mềm.
Ta có thể điểm qua một vài mạch SBC như sau:
•Mạch NSLU2