*
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Khiếm khuyết trong tư duy phát triển của xã hội thể hiện ở
sự thiên lệch coi phát đạt cao hơn phát triển. Phát đạt là sự gia tăng
về thu nhập, nâng cấp về điều kiện vật chất (nhƣ của cải dự trữ,
nhà cửa, trang thiết bị, và hạ tầng cơ sở), và mở rộng về thanh thế-
quan hệ. Trong khi đó, phát triển đƣợc đo bằng tính tự trọng chính
mình và lòng tôn trọng ngƣời khác, tầm nhìn và khả năng sáng
suốt trong tổng hợp thông tin để ra các phán xét và quyết định, biết
trân trọng cái mình đang đƣợc hƣởng, và ý thức tự đánh giá lại
mình trong trách nhiệm với bản thân, tập thể, và xã hội. Trong khi
phát đạt có thể đƣợc tạo ra nhờ những nỗ lực nhất thời hoặc may
mắn, phát triển tạo nên nền tảng căn bản có tính cấu trúc cho một
sự thịnh vƣợng lâu dài. Thiên lệch về phát đạt, coi nhẹ phát triển,
có thể làm mạnh lên những yếu tố đi ngƣợc lại sự phát triển, gây
nguy cơ tiềm ẩn cho sự suy tàn. Đây cũng chính là lý do mà nhiều
gia đình phát đạt mà con cái hƣ đốn; nhiều công ty ăn nên làm ra
một thời mà bị sa lầy vào đấu đá nội bộ hoặc các thƣơng vụ làm ăn
chụp giật phi pháp; đất nƣớc có tăng trƣởng cao mà nền tảng phát
triển lâu dài mỗi ngày một suy yếu.
Nỗ lực thúc đẩy tiến trình phát triển của một xã hội đòi hỏi
phải có một lƣợng đủ lớn cá nhân ƣu tú có một tầm nhìn chung
cho tƣơng lai và thôi thúc xã hội đồng lòng hƣớng tới đó. Động
lực chủ đạo cho sự đổi thay xã hội có cội nguồn chủ yếu từ tầm
nhìn thấu đáo và mạnh mẽ này. Sự phê phán các khuyết tật của hệ
thống hiện tại có thể giúp tăng mức đòi hỏi đổi thay nhƣng tự nó
không tạo nên cải biến phát triển. Trong khi đó, một hệ thống cầm
quyền muốn gia cƣờng khả năng trƣờng tồn của mình phải hết sức
chú trọng vai trò làm “bà đỡ” cho đòi hỏi phát triển ngày càng bức
bách của xã hội. Say sƣa với các dự án nhằm tạo nên sự phát đạt,
trong khi xem nhẹ, hoặc thậm chí ngăn trở tiến trình phát triển
(chẳng hạn, hạn chế ý thức công dân và tinh thần phản biện của
ngƣời dân) có thể dẫn đến nguy hại không thể lƣờng hết đƣợc.
2