nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như
chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị
nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc
con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong
cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu
dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có
những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.
Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu
đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu,
chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một
mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu
cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước
mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế
nhưng, dù khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt
lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân
hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!
Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp
của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng
mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi,
tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên
dữ dội.
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến
định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông
không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng
không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy
như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm
răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm
gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh
chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn
ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu
"túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong
tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ
sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc