Hoạt động 3. Bảo vệ không khí trong lành chống ô nhiễm (5’).
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế
kết hợp tìm hiểu SGK và hỏi:
1. Không khí bị ô nhiễm gây ra
những tác hại như thế nào?
2. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ
bầu không khí trong lành tránh ô
nhiễm?
- HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế
và trả lời câu hỏi của GV.
1. Anh hưởng sức khoẻ, nước
bẩn………….
2. Xử lí nước thải tại các nhà
máy, các lò đốt, các phương
tiện giao thông. Bảo vệ rừng,
trồng rừng, trồng cây xanh.
III . BẢO VỆ KHÔNG
KHÍ TRONG LÀNH,
CHỐNG Ô NHIỄM
4. Củng cố - Dặn dò (5’)
a. Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 SGK/99.
Bài tập 1: Trong 1 phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng là 7 m, chiều cao là 4 m.
a. Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học?
b. Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 60 phút, biết một
học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích khí CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
Bài tập 2: Đốt cháy 9,84 g hỗn hợp gồm cacbon và lưu huỳnh trong đó cacbon chiếm 2,44% về
khối lượng. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích các khí sinh ra?
Bài tập 3: Nung 4,9 g KClO3 có xúc tác, thu được 2,5 g KCl và khí oxi.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính hiệu suất phản ứng?
b. Dặn dò(1’)
- Về nhà học bài cũ. Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học.