phân quyền cho chính quyền địa phương;...
Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia (cũ), Đại học Quốc gia, Đại học Luật Hà
Nội... cũng đã đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương
dưới các gốc độ tiếp cận của chính trị học, luật học, hành chính học...
Nhìn chung, các đề tài, công trình, bài viết nêu trên đã phân tích khá toàn
diện cơ sở lý luận - thực tiễn cũng như bước đầu đề xuất các quan điểm, phương
hướng, giải pháp đổi mới mô hình to chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung và của chính quyền địa phương ở nước ta nói riêng. Tuy nhiên, liên quan đến
vấn đề này, hiện vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau cả về phương diện nhận thức
cũng như tổ chức thực hiện; quan hệ giữa mô hình đổi mới của chính quyền địa
phương với các tổ chức trong hệ thống chính trị đang hoạt động ở đơn vị hành chính
- lãnh thố chưa được làm rõ; lộ trình cải cách và điều kiện thực hiện còn có nhiều ý
kiến khác nhau; nhiều phương án cải cách mô hình tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương được nêu ra nhưng thực sự vẫn chưa đủ cơ sở thuyết phục, do đó
chưa áp dụng được vào thực tiễn. Vì vậy, trên thực tế, vấn đề xây dựng và hoàn
thiện chính quyền địa phương vẫn đang rất được quan tâm của các nhà khoa học,
nhà lãnh đạo, quản lý cũng như người dân. Vì rằng đổi mới tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương không chỉ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của các cấp chính quyền địa phương mà còn góp phần giải quyết căn bản mối quan
hệ căn bản giữa chính quyền nhà nước với nhân dân, tạo ra động lực quan trọng cho
quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian tới.
Ke thừa và hệ thống hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, luận văn
này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá khái quát thực tiễn tố chức và hoạt
động của chính quyền địa phương, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp
chủ yếu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay
góp phần đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới
đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.