LÀM THƠ LỤC BÁT
I . Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
_ Hiểu được luật thơ lục bát.
_ Có cơ hội tập làm thơ lục bát
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thơ lục bát
bằng cách ghi ví dụ lên bảng:
Chim khôn hót tiếng rảnh rang.
Người khôn nói tiếng dịu dàng dẽ nghe.
Cặp câu thơ lục bát trên có mấy tiếng?
Một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.
GV ch HS đọc bài ca dao SGK trang 155
vẽ sơ đồ yêu cầu HS điền các kí hiệu. B T
và vần ứng với mỗi tiếng của bài ca dao
trên vào các ô
B : bằng (thanh ngang, thanh huyền)
T : trắc (thanh sắc, thanh hỏi, thanh
ngã, thanh nặng)
V : vần
GV hớng dẫn HS phát hiện luật thơ lục
bát.
I. Luật thơ lục bát
Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
_ Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ
lục bát gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng
sắp sếp theo mô hình sau:
12345678
6 _ B _ T _ Bv
8 _ B _ T _ Bv _ Bv
+ Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc
theo luật bằng trắc.
+ Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng.Tiếng
thứ 4 thường là thanh rắc (nhưng có khi ngoại lệ
tiếng thứ 2 là thanh trắc thì tiếng thứ 4 là thanh
bằng)