TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGUYỄN NGỌC CHÂU, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2005.
“NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẤY MEN BÁNH MÌ BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY
TẦNG SÔI”. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. TRƢƠNG VĨNH
Tiến hành nghiên cứu quy trình sấy nấm men Saccharomyces cerevisiae của men
bánh mì hiệu Saf-Viet do công ty Cát Tƣờng cung cấp bằng phƣơng pháp sấy tầng sôi.
Trải qua ba thí nghiệm đã thu đƣợc những kết quả sau:
Thí nghiệm 1: Xác định đƣờng cong hiệu chỉnh giữa tủ sấy và máy Kett ở hai
thang đo Rice và Paddy. Thí nghiệm này nhằm mục đích xác định ẩm độ của men bánh
mì sau sấy đƣợc nhanh chóng bằng máy Kett có độ chímh xác cao hơn tủ sấy. Kết quả thí
nghiệm cho thấy chỉ có tủ sấy và máy Kett ở thang đo Paddy sự tƣơng quan tuyến tính
chặt chẽ. Phƣơng trình hồi quy là: y = 0,5707x + 1,1879 với hệ số tƣơng quan R2
=0,9986.
Thí nghiệm 2: Tiến hành sấy men bánh mì bằng phƣơng pháp sấy tầng sôi với chế
độ sấy nhƣ sau:
Nhiệt độ sấy là 35, 40 và 45oC
Bề dày lớp vật liệu là 1 cm
Chiều dài viên men sấy là 1 cm, đƣờng kính viên men sấy là 8 mm
Ẩm độ viên men sấy là 70%
Tốc độ gió 8,5 – 12,8 m/s
Phụ gia gồm: mật ong, skimmilk, glutamate, maltodextrin với nồng độ khác
nhau
Kết quả thu đƣợc qua thí nghiệm là chọn đƣợc nhiệt độ sấy ở 35oC và men bánh mì
có bổ sung 3% mật ong. Nó cho kết quả tốt nhất về thời gian sấy, tỉ lệ tế bào sống, hoạt
tính của nấm men sau sấy.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của đƣờng kính viên men đem sấy đến kết quả men
khô thu đƣợc. Từ kết quả thí nghiệm 2 cho tiến hành sấy men ở ba đƣờng kính khác nhau
là 2 mm, 5 mm, 8 mm. Sau quá trình nghiên cứu thì ở đƣờng kính 2 mm và 8 mcho tỉ lệ
sống cao nhƣng thời gian sấy ở đƣờng kính 2 mm thì thấp hơn nhiều so với 8 mm.