Đồ Án Tốt Nghiệp Chƣơng I.: Giới Thiệu Truyền Hình Và Công Nghệ Hổ Trợ
SVTH: Hoàng Lập 2 ĐT-VT K29
Chương I. Giới Thiệu Truyền Hình Và Công Nghệ Hổ Trợ
Hệ thống truyền hình là tập hợp một số thiết bị cần thiết để đảm bảo quá trình
phát và thu các tin tức truyền thông. Truyền hình được dùng cho nhiều mục đích khác
nhau tùy theo mục đích, công nghệ, giá cả…mà lựa chọn triển khai hệ thống cho phù
hợp. Từ hệ thống truyền hình tương tự phát quảng bá có chất lượng dịch vụ thấp đến
các hệ thống truyền hính số được phát qua mặt đất, viba, cáp, vệ tinh cho chất lượng
dịch vụ tăng lên và gần đây hệ thống truyền hình sử dụng giao thức internet (IPTV)
tích hợp được nhiều dữ liệu và các chương trình đa phương tiện (video, âm thanh, hình
ảnh …). Tuy nhiên hệ thống nào cũng cần phải đảm bảo được chất lượng về hình ảnh
thu và khả năng tối ưu hóa hệ thống cho nên các công nghệ ra đời để hổ trợ cho các hệ
thống đó. Trong chương này tập trung giới thiệu về các hệ thống truyền hình khác
nhau và các công nghệ đi kèm để hổ trợ cho công nghệ truyền hình mới IPTV.
1.1 Giới Thiệu Về Truyền Hình
*Định nghĩa: Truyền hình là hệ thống cho phép truyền hình ảnh và âm thanh
tương ứng từ trạm phát đến người xem ở một khoảng cách nhất định.
Phương thức truyền dẫn là sử dụng khả năng truyền lan của sóng điện từ trong
môi trường xác định. Môi trường ở đây có thể là không gian, bề mặt kim loại…
Khi truyền ra không gian thì người ta gọi là sóng vô tuyến. Khi được truyền trên
bề mặt của dây dẫn bằng kim loại thì gọi là hữu tuyến.
*Định dạng tín hiệu có 2 loại: tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
- Tín hiệu tương tự là tín hiệu biến đổi liên tục theo thời gian.
- Tín hiệu số là tín hiệu không liên tục theo thời gian.
Hình ảnh mà mắt người cảm nhận được có bản chất là tín hiệu điện từ nhưng ở
tần số rất cao, trong dải sóng ánh sáng, không thể thu trực tiếp lại rồi truyền đi được.
Do vậy, người ta phải chuyển đổi từ ánh sáng sang tín hiệu điện từ ở tần số thấp hơn,
có thể lưu trữ và truyền đi được. Trong quá trình truyền dẫn, ta phải điều chế tín hiệu
đã có lên dải tần số phục vụ cho việc truyền dẫn tín hiệu hình ảnh. Quy định quốc tế
cho dải tần này là từ 45 - 860 MHz. Qua nghiên cứu thực tế, dải tần này phù hợp với
việc truyền dẫn tín hiệu trên mặt đất và trong mạng cáp quang nó có thể truyền được đi
khá xa, ít bị can nhiễu. Đối với tín hiệu tương tự, người ta điều chế tín hiệu hình ảnh
vào một tần số riêng, gọi là sóng mang hình và tín hiệu âm thanh vào một tần số riêng
gọi là sóng mang tiếng. Phương thức điều chế của sóng mang hình là điều biên và điều
chế của sóng mang tiếng là điều tần. Khoảng cách giữa hai sóng mang hình gọi là 1
kênh. Đối với truyền hình số, người ta dùng phương pháp điều chế PSK hoặc QAM.
Tín hiệu phát đi là những xung ở tần số sóng mang. Những xung này sẽ có một số giá
trị cố định về biên độ và góc pha. Như vậy, tín hiệu thu được sẽ chỉ xuất hiện ở một số
giá trị nhất định, tạo ra khả năng khôi phục tín hiệu khi đường truyền bị can nhiều.