§Ò ¸n lý thuyÕt TCTT
Ở nước ta thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế
bước một (1990) ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc
hội khoá 9 ngày 10/5/97 để chính thức áp dụng từ 01/01/99.
2. Nội dung cơ bản của VAT.
2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT.
* Đối tượng chịu thuế:
Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT của
nhà nước quy định đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá và dịch vụ dùng cho
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam.
* Hàng hoá chịu VAT bao gồm:
- Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam.
- Hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
- Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội bộ.
- Hàng hoá và dịch vụ được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả
trao đổi bằng hiện vật.
Ở nước ta quy định danh mục 26 loại hàng hoá dịch vụ không thuộc diện
chịu thuế GTGT nhưng hàng hoá đó thường có trong các tổ chức sau:
Là sản phẩm của một số ngành đang còn khó khăn, cần khuyến khích tạo
điều kiện phát triển như: sản xuất nông nghiệp, máy móc nhập khẩu mà trong
nước chưa sản xuất được ...
Các hàng hoá dịch vụ thuộc các hoạt động không mang tính chất kinh
doanh vì lợi nhuận hoặc thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu nhân đạo,
xã hội: Vũ khí khí tài phục vụ an ninh, quốc phòng, bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm học sinh ...
Một số hàng hoá dịc vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng
đồng: dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, thông tin đại chúng, vận chuyển khách
công cộng bằng xe buýt ...
Tổ chức, cá nhân mua bán, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không
thuộc diện chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào
của các hàng hoá và dịch vụ này.
Còn đối tượng nộp thuế: Là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản
xuất kinh doanh và dịch vụ chịu VAT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề
hình thức tổ chức kinh doanh, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu VAT.