MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng
đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Bởi vì thực tế tình trạng bất bình đẳng giới
đã và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế
quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân
làm tăng đói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ
hội tăng thu nhập và gây nên hàng loạt tổn thất khác cho xã hội. Những
nước tích cực thúc đẩy bình đẳng giới thường đạt được tốc độ phát triển
kinh tế xã hội cao và phát triển bền vững hơn. Theo Báo cáo đánh giá tình
hình giới ở Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) và cơ
quan phát triển quốc tế Canađa thì “Việt nam là một trong những nước dẫn
đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong
những nước nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới, là quốc gia đạt được
sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm
qua ở khu vực Đông Á [20, 61]. Tuy nhiên không phải vì những thành tựu
đó mà Việt Nam đã đạt được mục tiêu bình đẳng giới thực sự. Thực tế cho
thấy thực trạng bất bình đẳng giới, khoảng cách giới, phân biệt đối xử về
giới ở Việt Nam vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, tiêu biểu như: định
kiến giới, bạo lực gia đình, bất bình đẳng về vị trí, vai trò của phụ nữ so với
nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về mặt pháp lí, thực chất
vấn đề bình đẳng giới được qui định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau
nhưng chưa tập trung, thống nhất. Hay nói cách khác, chưa có văn bản luật
điều chỉnh riêng. Để khắc phục những tình trạng trên, ngoài những văn bản
pháp luật liên quan thì Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006 và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Đây là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm pháp