Kinh nghiệm các nước và giải pháp chống chuyển giá ở VN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng
Học viên: Trương Thanh Ngà – Lớp NH đêm 1 K20 Page 6
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ
1. Khái niệm chuyển giá:
Là hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp
đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận
từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh
của tập đoàn
Là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc
gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn
Là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa
số thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu giữa các công ty
trong cùng một tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi
giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối
tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như
thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có
quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán
hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự
khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích
không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết
không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ.
Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị
điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia
là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng