I - KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH NGHỆ THUẬT CHĂM PA.
Khi nhắc đến Chăm pa chúng ta đều không thể quên nói tới nét nghệ
thuật đặc sắc trong văn hóa Chăm pa.
Nghệ thuật Chăm pa gồm hai loại hình chủ yếu đó là kiến trúc và điêu
khắc, sự phát triễn của nghệ thuật Chăm pa có một tiến trình nhất định.
Người Chàm rất thích văn nghệ, đặc biệt là ca múa nhạc. Thông qua
những hoạt động nghệ thuật như: múa, ca, các buổi lễ mừng, … đã tạo được
cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thể
hiện rõ nét nhất là ở các chùa chiền, các đền, các tháp…Họ đã để lại một
kho tàng thật vô cùng quý giá.
Một thành tựu to lớn mà nghệ thuật Chăm pa giai đọan này đạt được
đó là sự xuất hiện của các tháp chàm cổ, những ngọn tháp uy nghi hùng vĩ
nhưng không kém phần duyên dáng, xây dựng bằng một thứ đất sét tinh
luyện riêng không cần chất kết dính. Loại gạch đó đã đảm bảo cho nhát đục
của nhà điêu khắc len lách vào những chi tiết tinh tế nhất mà gạch vẫn
không bị rạn vỡ. Cũng ít nơi trên Đông Nam Á có những tác phẩm đầy sức
sống, biểu hiện nội tâm mãnh liệt yêu đời, yêu cuộc sống như trên đất cổ
Champa.
Nghệ thuật Chàm, tuy tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn
Độ song trong quá trình tiến triển, do tính bản địa còn khá lớn nên nghệ
thuật Chăm pa đã tiếp thu một cách có chọn lọc để từ đó tạo nên một nét độc
đáo, một sức hấp dẫn kỳ lạ, làm nỗi bật sức sống mãnh liệt của con người,
với nội tâm lúc bay bỗng sảng khoái, lúc trầm tình ưu tư, lúc trăn trở day dứt
với những tác phẩm tiêu biểu được kể đến như: tựơng bán thân SiVa ở Trà
Kiệu ( Quảng Nam – Đà Nẵng) vào thế kỷ 10, tượng chân dung Siva ở tháp