PHẦN HAI
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU - CHI CỦA BHXH VIỆT NAM
I. MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH BHXH Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1995
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước ta đã
sớm quan tâm tới chính sách BHXH, việc thực hiện chính sách BHXH được
triển khai khá sớm. Những văn bản pháp luật về BHXH được lần lượt ban
hành như: Sắc lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời
quy định những căn cứ, điều kiện để công chức nhà nước được hưởng chế độ
hưu trí; Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/06/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức Nhà nước; Sắc
lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà trong đó có quy định cụ thể về chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao
động, trợ cấp hưu trí và tử tuất đối với công chức Nhà nước; Sắc lệnh số
29/SL ngày 13/03/1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 quy định các chế
độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công
nhân. Đối tượng BHXH lúc này chỉ bao gồm hai đối tượng là công nhân và
viên chức Nhà nước, chính sách BHXH bao gồm các chế độ: thai sản, ốm
đau, tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất.
Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, thi hành Hiến phápnăm 1959,
Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với
công nhân, viên chức Nhà nước (kèm theo Nghị định 218/CP ngày
27/12/1961). Theo Điều lệ tạm thời, quỹ BHXH được chíh thứuc thành lập và
thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước phải
nộp một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng quĩ lương, công nhân viên chức
Nhà nước không phải đóng góp cho quỹ BHXH. Các chế độ BHXH được
thực hiện gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất
sức lao động, hưu trí và tử tuất.