2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và
sự tiến bộ của nền kinh tế thế giới đã đặt ra rất nhiều cơ hội cũng như thách
thức đối với các nhà quản lý kinh tế, do đó vấn đề quản lý nói chung và quản
lý kinh tế nói riêng ngày càng phức tạp. Điều này đặt ra vấn đề nghiên cứu các
phương pháp và khái niệm mới phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế.
Thế kỷ XXI là thời đại của sự thay đổi, việc bùng nổ công nghệ thông
tin và viễn thông, môi trường kinh doanh, kinh tế thay đổi nhanh chóng, cạnh
tranh mỗi ngày một gia tăng… Vì vậy, quản lý sự thay đổi là vấn đề vô cùng
quan trọng. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển giao giữa 2 cơ chế kinh tế cũ và mới thì vấn đề thay đổi trong quản lý
cần được các nhà quản lý quan tâm hơn nữa để gia nhập nền kinh tế mới một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm, dịch vụ của
mình cung cấp ra thị trường được chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao
với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều mong muốn này hoàn toàn có
khả năng thực hiện khi doanh nghiệp tìm được hướng đi đúng đắn cho mình.
Trên thực tế thì các doanh nghiệp đã sử dụng rất nhiều những phương pháp
khác nhau, ví dụ như hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
đại chúng, mua các dây chuyền công nghệ đắt tiền, hiện đại, đưa ra thật nhiều
các tính năng của sản phẩm. Những phương pháp hình thức trên chỉ là cái vỏ
bề ngoài mà thực chất vấn đề chính ở đây là phải chỉ được phương pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình bằng con đường nào.
Ngày nay, các doanh nghiệp hay tổ chức trên thế giới thường áp dụng
hai phương pháp chính đó là đổi mới và cải tiến. Chính vì vậy, trong khuôn