4
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đồi nền kinh tế cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng
như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có việc làm, đang đi
tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”.
2. Các nguyên nhân gây thất nghiệp
Có 3 nguyên nhân gây thất nghiệp:
- Do chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi: Theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau hưng thịnh đến
suy thoái khủng hoảng. Ở thời kỳ được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội được huy động vào sản xuất,
nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút nhiều lao động. Ngược lại thời kỳ suy thoái sản xuất
đình trệ, cầu lao động giảm không những không tuyển thêm lao động mà còn một số lao động bị dôi dư
gây nên tình trạng thất nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế nếu năng lực sản xuất xã hội
giảm 1% so với khả năng , thất nghiệp sẽ tăng lên 2%.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là quá trình tự động hóa quá trình sản xuất. Sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tự động hóa quá trình sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí, năng suất lao
động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thành lại rẻ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Chính vì thế, các nhà sản xuất luôn tìm cách đổi mới công nghệ, sử dụng những dây truyền tự
động vào sản xuất, máy móc được sử dụng nhiều, lao động sẽ dôi dư. Số lao động này sẽ bổ sung vào
đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nhuồn lực là áp lực đối với việc giải quyết việc làm. Điều này thường
xảy ra đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển. Ở đây, nguồn lực dồi dào
nhưng do kinh tế hạn chế nên không có điều kiện đào tạo và sử dụng hết nguồn lao động hiện có.
3. Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ về nó. Căn cứ vào
từng chỉ tiêu đánh giá, ta có thể chia thất nghiệp thành các loại sau:
a. Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp.
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành
nghề nào… Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp
trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:
- Thất nghiệp theo giới tính.
- Thất nghiệp theo lứa tuổi.