Kiểm tra thư tín dụng là gì?
Kiểm tra thư tín dụng là một khâu quan trọng đối với người xuất khẩu trong việc thực
hiện phương thức tín dụng chứng từ, vì nếu không phát hiện được sự không phù hợp giữa
L/C và hợp đồng mà người xuất khẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì
người xuất khẩu không đòi tiền được, ngược lại, nếu không giao hàng theo yêu cầu của
thư tín dụng thì lại vi phạm hợp đồng.
Chấp nhận L/C là sự thừa nhận cam kết của ngân hàng mở L/C về nghĩa vụ trả tiền của
họ cho người xuất khẩu, đồng thời cũng là chấp nhận nghĩa vụ của người xuất khẩu về
việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán được quy định trong
thư tín dụng, do vậy người xuất khẩu phải có thái độ cần mẫn, tỉ mỉ, thận trọng trong khi
kiểm tra thư tín dụng của người nước ngoài gửi đến.
Khi kiểm tra thư tín dụng cần chú ý mấy điểm sau:
(1) Cơ sở để kiểm tra L/C: Là hợp đồng mua bán đã ký kết giữa hai bên. Thư tín dụng
phải phù hợp với hợp đồng và không được mâu thuẫn với những nội dung cơ bản của hợp
đồng. Người kiểm tra L/C phải là cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, thấu hiểu hợp
đồng mà mình đang chuẩn bị thực hiện. Trong trường hợp kiểm tra L/C của một hợp
đồng bổ sung thì không những phải căn cứ vào hợp đồng này mà còn phải dựa vào hợp
đồng gốc nữa, vì hợp đồng bổ sung chỉ ký những điều khoản cụ thể mà hợp đồng gốc
chưa đề cập đến.
(2) Phải coi bản Quy tắc & Thực hành thống nhất Tín dụng của chứng từ, bản số 500, là
cơ sở pháp lý quốc tế để điều chỉnh thư tín dụng của bên này mở cho bên kia hưởng.
(3) Các nội dung của L/C phải rõ ràng, không mơ hồ, tối nghĩa và không được mâu
thuẫn nhau. Người mở L/C không thể đề ra những yêu cầu quá cao khiến cho người xuất
khẩu không thể thực hiện được.
Khi phát hiện thấy nội dung của thư tín dụng không phù hợp với hợp đồng hoặc trái với
luật lệ và tập quán mà hai nước đang áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, các
công ty kinh doanh xuất khẩu đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng đó.
Những nội dung L/C cần kiểm tra kỹ bao gồm:
(1) Số tiền của th ư tín dụng: Cần kiểm tra loại tiền có đúng quy định trong hợp đồng
hay không, loại tiền cần nói rõ tên của đơn vị tiền tệ và nước có loại tiền tệ đó. Chỉ rõ
tính chất của đồng tiền đó, có sử dụng dung sai đối với số tiền của L/C hay không?
(2) Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực của th ư tín dụng: cần kiểm tra ngày hết hạn của
L/C trong mối quan hệ với ngày giao hàng, ngày hoá đơn. Địa điểm hết hạn hiệu lực của
thư tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Người bán thường muốn địa điểm này tại nước mình,
1