DANH MỤC TÀI LIỆU
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Tiếp)
NGỮ VĂN 6
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Tiếp)
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học, hiểu được nội
dung, ý nghĩa của truyện. Nhận thức được vai trò của truyện dân
gian trong kho tàng Văn học Việt Nam
2. năng: Rèn luyện năng kể chuyện, nhận biết nội dung, ý nghĩa
của truyện dân gian
3. Thái độ : GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn.
II . Chuẩn bị :
1. GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: - Truyện cổ tích có những đặc điểm gì tiêu biểu?
2. Các hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy- trò Nội dung
1 : Hướng dẫn HS so sánh sự giống
nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và
cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười.
- GV cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm
bàn (Thời gian: 7')
- GV giao nhiệm vụ:
+ Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa
truyền thuyết và cổ tích?
+ Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa
ngụ ngôn và truyện cười?
- HS: Các nhóm thảo luận-> Đại diện các
nhóm trình bày-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
? Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó
bằng các câu chuyện đã học?
III. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ
KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN
THUYẾT VỚI CỔ TÍCH, NGỤ
NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI.
* Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau.
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời
thần kỳ, nhân vật chính có những
tài năng phi thường.
b. Khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân
vật, sự kiện lịch sử. Thường được
tin là có thực.
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu
nhân vật nhất định, thể hiện ước
mơ của nhân dân về cuộc đấu
tranh giữa cái thiện và các ác.
Thường được coi là không có thực
* Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau:
- Thường gây cười.
b. Khác nhau.
- Truyện cười: để gây cười, mua
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- GV nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian
đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp
với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể
chuyện sáng tạo.
- GV cho học sinh kể trước nhóm
- GV gọi một vài em kể trước lớp.
- GV cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai
truyện cười đã học để trình bày trước tập thể
lớp
- HS: Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể
hiện lớp kịch ngắn ấy.
? Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện dân
gian đã học?
vui phê phán châm biếm.
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ
răn dạy con người một bài học nào
đó.
IV. LUYỆN TẬP.
1. Kể lại một số truyện dân gian
đã học.
2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
3. Vẽ tranh minh họa truyện dân
gian đã học.
3. Củng cố (3'):
- GV hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập.
- Nắm được đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
- Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi
truyện.
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã học và đã làm bài kiểm tra giờ sau
trả bài.
thông tin tài liệu
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (Tiếp) III. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỚI CỔ TÍCH, NGỤ NGÔN VÀ TRUYỆN CƯỜI. * Truyền thuyết và cổ tích: a. Giống nhau. - Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo - Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. b. Khác nhau: - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. - Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực * Truyện ngụ ngôn và truyện cười: a. Giống nhau
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×