dụ, thành công của Hitler tăng lên vào những năm 1930, và những người đi theo hắn cũng thế, và
khi hắn thất bại vào năm 1944-1945, những người đi theo cũng lùi bước, như trong bộ phim
“Downfall” - bộ phim nói về Hitler và đám lính của hắn 12 ngày trước khi bại trận - đã chứng minh.
Tương tự như vậy, báo chí đã từng mô tả nhiều vị CEO như những người có sức hút khi mọi thứ
diễn ra tốt đẹp, rồi rút lại danh hiệu đó khi họ thất bại trong việc tạo ra doanh số. Ví dụ, tạp chí
Fortune số tháng 5/2000 mô tả John Chambers của Cisco như một vị CEO vĩ đại nhất từng có,
nhưng chỉ một năm sau đó, sau khi giảm 400 tỉ đô la trong giá trị thị trường, tạp chí này lại mô tả ông
ta như một kẻ nhẹ dạ cả tin và tin quá nhiều vào những câu chuyện tưởng tượng của riêng ông ta.
Tìm kiếm những vị cứu tinh cho tổ chức đã sản sinh ra những điều mà Rakesh Khurana gọi là "sự
đòi hỏi các vị CEO có sức hút". Ông báo cáo rằng các tổ chức thường tìm kiếm các hiệp sĩ áo trắng
với những hình ảnh hấp dẫn được giới truyền thông tạo ra hơn là những người có kinh nghiệm quản
lý phù hợp.
Các học thuyết lãnh đạo sử dụng khái niệm “charismatic” (uy tín, sức hút của lãnh đạo) để đề cập
đến một quy trình mà dựa vào các nguồn sức mạnh cá nhân và cảm hứng nhiều hơn là dựa vào
nguồn sức mạnh đến từ việc nắm giữ các vị trí quyền lực chính thức, như chủ tịch chẳng hạn. Các
nhà lãnh đạo có sức hút thường tinh thông trong việc truyền thông, tầm nhìn, sự tự tin, trở thành
một mẫu hình và quản lý các ấn tượng họ tạo ra. Một số học thuyết phân biệt giữa những người có
sức hút “gần gũi” - những người làm việc tốt nhất trong các nhóm nhỏ và những người có sức hút
“từ xa” - những người dựa vào việc làm việc có khoảng cách. Một số học thuyết khác lại phân biệt
“những người có sức hút có tính xã hội hoá” - những người sử dụng sức mạnh của họ để làm lợi
cho người khác, và những người có sức hút “cá nhân” - những người mà sự ích kỷ dẫn dắt hành vi
tự phục vụ của họ. Nhưng bất kể loại nào, sức hút của lãnh tụ thường khó xác định trước.
Một cuộc khảo sát gần đây kết luận rằng người ta ít quan tâm đến việc ai là nhà lãnh đạo có sức
hút. Một số học giả xem nó như là những kỹ năng chính trị và xã hội được phát triển tốt, trong khi
những người khác xem nó như một đặc điểm hoặc thuộc tính cá nhân.
Trong cách sử dụng hiện nay “sức hút của lãnh đạo” trở thành một từ đồng nghĩa với “sự hấp dẫn
cá nhân” hơn là một khái niệm thuộc về hoạt động. Những sự thu hút như vậy dựa một phần vào
các đặc điểm vốn có, một phần vào các kỹ năng học được, và một phần vào bối cảnh xã hội và
chính trị. Nó chắc chắn hiệu quả khi nhân viên cảm thấy một nhu cầu thay đổi mạnh mẽ, thường
trong bối cảnh khủng hoảng cá nhân, tổ chức hoặc xã hội. Ví dụ, Winston Churchill không được xem
là một nhà lãnh đạo uy tín vào năm 1939, khi ông bị xem như một đảng viên Đảng Tory. Nhưng một
năm sau đó, tầm nhìn, sự tự tin, kỹ năng truyền thông và tấm gương đã làm cho ông ta trở nên có
sức hút trong mắt của những người Anh - khi Pháp thất bại và việc rút khỏi Dunkirk. Năm 1945, khi
sự tập trung của công chúng chuyển từ chiến thắng chiến tranh sang việc xây dựng nhà nước thịnh
vượng, Churchill đã bị bỏ phiếu để rời khỏi văn phòng.
Đưa ra các sự giải thích không đầy đủ về sức hút lãnh đạo, các học thuyết lãnh đạo trong những
năm 1970 và 1980 tổng hợp nó thành một khái niệm rộng hơn của việc lãnh đạo chuyển đổi. Các
nhà lãnh đạo chuyển đổi huy động quyền lực cho thay đổi bằng việc kêu gọi các lí tưởng cao hơn và
các giá trị của nhân viên hơn là dựa trên các cảm xúc lo lắng, ghen tị và căm thù.
Họ sử dụng xung đột và khủng hoảng để tăng nhận thức của nhân viên và chuyển đổi nhân viên.
Ngược lại, các nhà lãnh đạo hành động động viên nhân viên bằng việc kêu gọi những sở thích của
họ. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi kêu gọi sở thích tập thể của nhóm hoặc tổ chức, còn các nhà lãnh
đạo hành động dựa nhiều hơn vào sở thích cá nhân. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo chuyển đổi
dựa nhiều vào quyền lực mềm hơn, còn các nhà lãnh đạo hành động dựa nhiều vào quyền lực cứng
hơn.
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi xui khiến nhân viên vượt lên sở thích cá nhân của họ vì ích lợi của
mục đích cao hơn của tổ chức mà có thể mang lại bối cảnh cho các mối quan hệ. Do đó, nhân viên
được truyền cảm hứng để tiến hành công việc và làm nhiều hơn họ nghĩ, khi chỉ dựa vào sở thích
cá nhân mà thôi. Sức hút của lãnh đạo chỉ là một phần của việc lãnh đạo chuyển đổi. Như Bernard
Bass đã định nghĩa, việc lãnh đạo chuyển đổi cũng bao gồm một thành phần của “sự kích thích trí
tuệ” - mở rộng nhận thức của nhân viên về tình huống và các viễn cảnh mới - và sự xem xét cá