NGỮ VĂN 6
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2. Kĩ năng: - Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách
phát âm địa phương.
3. Thái độ: - Học sinh có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng
cách phát âm địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ ghi ví dụ phần I và bài tập 1.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong bài.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu nội dung luyện tập
- GV đọc chính tả.
- HS viết:
- Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ trích, chê bai!
- Chòng chành trên chiếc thuyền trôi,
Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu.
- HS viết:
- Sầm sập sóng dữ xô bờ
Thuyền xoay xở mãi lò dò bơi ra
- Vườn cây san sát xum xuê.
Khi sương sà xuống lối về tối om.
- HS viết:
- Lụa là lóng lánh, nõn nà
Nói năng lịch lãm, nết na nên làm.
- HS viết:
- Gió rung, gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn
- Rung rinh dăm quả doi hồng
Gió rít răng rắc rùng rùng doi rơi
HĐ2: Một số hình thức luyện tập
I. NỘI DUNG LUYỆN TẬP:
1. Phân biệt tr/ ch
2. Phân biệt s/x
3. Phân biệt l/n
4. Phân biệt r/d/gi
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP:
1.Viết đoạn chứa các âm thanh dễ mắc
lỗi: