5
xử lý khác nhau nhà quản lí chỉ dựa vào kinh nghiệm kết luận trước một vấn đề rồi
cố tìm các chứng cớ phù hợp với kết luận trong khi cố tình phớt lờ các chứng cớ
phản bác. Người mắc sai lầm này thường quá tin vào những dự đoán, số liệu hay
hiểu biết của bản thân.
Sai lầm 2: Xác định vấn đề không đúng, bỏ vấn đề chủ yếu, lâu dài.
Xác định chính xác vấn đề là bước kế tiếp để ra quyết định hiệu quả. Bước
này cũng là bước khó khăn nhất vì những triệu chứng thường bị lầm với vấn đề rắc
rối thực sự và những tác động/ hệ quả thường bị rối rắm với các nguyên nhân.
Những triệu chứng và hệ quả bị lầm là vấn đề bời vì chúng được nhìn thấy rõ ràng
hơn. Nhà quản lý tấn công những điều gây bực mình không chỉ vì chúng rõ ràng,
mà còn vì áp lực môi trường ảnh hưởng đến những quyết định cần đưa ra. Nhà
quản lý giữ chức năng trong một môi trường năng động, thời gian luôn luôn là một
trong những kẻ địch/đối thủ chính yếu của họ. Điều đó làm họ nhận định vấn đề
sai, bỏ qua những vấn đề chủ yếu, lâu dài mà coanh nghiệp đang hướng tới. Những
yếu tố khác làm cho việc nhận diện vấn đề rắc rối một cách sai lầm là nhận thức về
tình hình không chính xác, thiếu kinh nghiệm, và thiếu kỹ năng trong khi ra quyết
định.
Sai lầm 3: Dựa vào ấn tượng và cảm xúc cá nhân.
Do bị ấn tượng mạnh gây xúc cảm cá nhân hoặc thường được nhắc đến nhiều
trên truyền thông hay dư luận, nhà quản trị thường đưa ra những quyết định vội vã,
không đánh giá chuẩn xác vấn đề. Quyết định mang tính cá nhân thường tự động
loại bỏ các chứng cứ trái ngược với niềm tin mà họ đã có. Đôi khi nhà quản trị
cũng bị mắc những sai lầm của kẻ đánh bạc. Người mắc sai lầm này thường lầm
tưởng rằng qui luật xác suất sẽ xảy ra một cách công bằng và có tính tự điều chỉnh
(ví dụ nếu 10 lần liên tiếp quả bóng đã rơi vào lỗ đen, một trong hai lỗ của bàn
đánh bạc, thì lần tiếp theo rất nhiều khả năng nó sẽ rơi vào lỗ còn lại là lỗ đỏ).