1) Lần mất cảnh giác thứ nhất: vua không nghi ngờ gì đã đồng ý kết thông
gia với Triệu Đà, mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián
2) Lần mất cảnh giác thứ hai: khi Triệu Đà kéo quân đến, An Dương Vương
ỷ vào nỏ thần mà không đề phòng nên bại trận.
Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của
Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị
vua anh hùng đồng thời phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, là lời
giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đánh giá việc Mị Châu lén đưa cho
Trọng Thủy xem nỏ thần:
- Nhận xét về ý kiến thứ nhất: Nếu chấp nhận cách đánh giá này thì lỗi của
Mị Châu rất lớn. Nàng là một người vì tình riêng mà không có trách nhiệm
với quốc gia, không quan tâm tới vận mệnh dân tộc. Một công dân như thế
thì đối với bất kì thời đại nào cũng không chấp nhận được
- Nhận xét về ý kiến thứ hai: Cách đánh giá này xuất phát từ luân lí của chế
độ phong kiến, người phụ nữ “xuất giá tòng phu” - khi lấy chồng, phải tuyệt
đối nghe theo lời chồng.
Cả hai cách nghĩ đều chưa thỏa đáng. Mị Châu là một nạn nhân đáng thương
của một mưu đồ chính trị. Nàng nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ và khờ dại. Vì tin
tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm. Đối với quốc gia, nàng có tội
lớn, không thể tha thứ được. Nhưng chi tiết lời nguyền của nàng trước khi
chết được ứng nghiệm đã nói lên rằng: Người Việt Nam không ai chịu bán
nước mà họ chỉ bị kẻ địch lợi dụng mà thôi. Do đó, Mị Châu cũng đáng được
chúng ta cảm thông và nàng đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Phần kết truyện liên quan đến cái chết của Mị Châu thể hiện hai cái nhìn
tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất của tác giả dân gian. Mị Châu
bị trừng trị là một dứt khoát, nhân dân ta đã tuyên án và thi hành bản án của
lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết
tha với độc lập tự do của người Việt ta.
Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương. Phải mang danh “là
giặc” là nỗi oan của Mị Châu vậy nên dân gian đã để lời nguyền của nàng trở
thành hiện thực để thể hiện sự cảm thông, bao dung với nàng. Câu chuyện