- 2 -
CHƢƠNG 1. CÁC BỘ CHỈNH LƢU CÓ ĐIỀU KHIỂN.
Để cấp nguồn cho tải một chiều, cần thiết kế các bộ chỉnh lƣu. Các bộ
chỉnh lƣu biến đổi năng lƣơng điện xoay chiều thành một chiều. Các loại bộ
biến đổi này có thể là chỉnh lƣu có điều khiển hoặc không điều khiển. Để
giảm công suất vô công, ngƣời ta thƣờng mắc song song ngƣợc với tải một
chiều một điốt ( loại sơ đồ này đƣợc gọi là sơ đồ có điốt ngƣợc). Trong các sơ
đồ chỉnh lƣu có điốt ngƣợc, khi có và không có điều khiển năng lƣợng đƣợc
truyền từ phía lƣới xoay chiều sang một chiều, nghĩa là các loại chỉnh lƣu đó
chỉ có thể làm việc ở chế độ chỉnh lƣu nhận năng lƣợng từ lƣới. Các bộ chỉnh
lƣu có điều khiển, không có điốt ngƣợc có thể trao đổi năng lƣợng theo cả hai
chiều. Khi năng lƣợng truyền từ lƣới xoay chiều sang tải một chiều, bộ nguồn
làm việc ở chế độ chỉnh lƣu nhận năng lƣợng từ lƣới, khi năng lƣợng truyền
theo chiều ngƣợc lại (nghĩa là từ phía tải một chiều về lƣới xoay chiều) thì bộ
nguồn làm việc ở chế độ nghịch lƣu trả năng lƣợng về lƣới.
Theo dạng xoay chiều cấp nguồn, có thể chia thành một hay ba pha. Các
thông số quan trọng của sơ đồ chỉnh lƣu là: dòng điện và điện áp tải; dòng
điện chạy trong cuộn dây thứ cấp của mày biến áp; số lần đập mạch trong một
chu kỳ. Dòng điện chạy trong cuộn dây thứ cấp của mày biến áp có thể là một
chiều hay xoay chiều, có thể phân loại thành sơ đồ có dòng điện biến áp một
chiều hay xoay chiều. Số lần đập mạch trong một chu kỳ là quan hệ của tần số
sóng hài thấp nhất của điện áp chỉnh lƣu với tần số điện áp xoay chiều.
Chỉnh lƣu có thể là loại có hoặc không có điều khiển, trong đề tài này
em xin đi nghiên cứu sâu về loại chỉnh lƣu có điều khiển.
1.1. CHỈNH LƢU MỘT PHA.
1.1.1. Chỉnh lƣu một nửa chu kỳ.
Ở sơ đồ chỉnh lƣu một nửa chu kỳ hình 1.1, sóng điện áp ra một chiều
sẽ bị gián đoạn trong một nửa chu kỳ, khi điện áp anot của van bán dẫn âm.
Do vậy khi sử dụng sơ đồ chỉnh lƣu một nửa chu kỳ, chất lƣợng điện áp xấu,
trị số điện áp tải trung bình lớn nhất(khi không điều khiển) đƣợc tính:
Udo = 0,45.U2 (1 - 1)