7. Thể hiện tính chuyên gia. Nhìn chung thì cái gì chuyên gia nói cũng đương nhiên
đúng. Sao lại không thể hiện cho người nghe biết ý tưởng của bạn cũng giống giống và
được chuyên gia trong lĩnh vực đó đồng tình, tán thưởng?
8. Tạo sự nhất trí. Hầu hết mọi người đều tán thành theo số đông. Do đó bạn cần cho
người khác biết ý tuởng của mình đã thành công ở những đâu và được nhiều người ủng
hộ như thế nào. Nếu có một vài tên tuổi ủng hộ bạn thì phần thắng với bạn sẽ còn cao
hơn.
9. Chọn thời điểm. Người ta đã nói cái gì thành công cũng phải được cả "thiên thời địa
lợi." Do đó, việc đưa ra ý tưởng của mình vào thời điểm nào rất cần ở bạn sự khéo léo và
cả giác quan thứ sáu. Tránh tiếp cận, yêu cầu khách hàng trong thời gian họ căng thẳng,
lo âu hoặc đau khổ. Học cách phán đoán tâm trạng để biết lúc nào đối tác cảm thấy tự tin,
an toàn để tiếp cận ý tưởng của bạn.
10. Độc đáo. Cái gì càng hiếm thì càng sáng giá. Người nghe sẽ để tâm hơn nếu họ thấy
rằng ý tưởng của bạn là độc đáo, là hiếm thấy hoặc có rất nhiều công ty đang muốn mua
sáng kiến của bạn với giá cao.
11. Tự tin. Để thuyết phục người khác tin vào ý tưởng của mình thì trước tiên bạn cần
phải tin vào bản thân và biết cách thể hiện sự tự tin đó. Chỉ cần thể hiện một chút băn
khoăn là bạn đã mất điểm trước người khác rồi. Bản thân bạn chính là người ủng hộ lớn
nhất của bạn và vì vậy hãy tin vào chính khả năng của mình.
12. Tạo sự thú vị. Nếu cuộc nói chuyện hoặc bài thuyết trình của bạn chỉ có "à với ầm"
thì chắc chắn đó sẽ là liều thuốc ngủ tuyệt vời cho thính giả và cơ hội được gặp lại họ sẽ
rất hiếm hoi.
Bạn cần thể hiện ý tưởng, dự án của mình một cách sinh động với toàn bộ nhiệt huyết và
cả sự hài hước nếu có thể để thu hút người khác. Đừng quên dùng những hình ảnh trực
quan sinh động, những ví dụ thật ngoài đời để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho
những gì mình muốn nói.
13. Thể hiện sự hợp lý. Nếu thấy hợp lý, người nghe sẽ kiên trì ngồi nghe. Trong kinh
doanh, yếu tố logic được đánh giá rất cao vì vậy hãy thể hiện ý tưởng một cách thật logic.
14. Cư xử đúng mực. Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được người khác
đối xử. Lối nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn sẽ dễ đi vào lòng người hơn sự bộp chộp hoặc lớn
tiếng.
15. Khiêm tốn. Không ai ưa kẻ ngạo mạn. Dù biết rằng ý tưởng của bạn 'hơn đứt" người
khác thì cũng không nên kiêu căng kẻo cuối cùng lại "chỉ còn mình ta với ta." Bạn cũng
không nên quá cầu toàn khi cho rằng có thể thuyết phục người khác ngay lập tức. Hãy
thực tế và học cách chấp nhận rằng bạn có thể bị... từ chối.