Trang 24
Truyền động bằng bánh răng thì hay bị mòn răng và gẫy răng. Ta phải thay bánh răng trung gian hay
thay trục.
8.Cơ cấu khởi động.
a. Nhiệm vụ: Cơ cấu khởi động quay quanh trục khuỷu với tốc độ khoảng 1500 vòng trong một phút
để động cơ có thể vận hành
b. Phân loại: Động cơ xe máy thường dùng các cơ cấu khởi động sau: Khởi động bằng cần đạp, khởi
động bằng động cơ điện.
Ngoài ra động cơ xe máy còn được khởi động bằng bàn đạp pêđan (pédanle), lòxo…
c. Khởi động bằng cần đạp
Khởi động bằng cần đạp ( khởi động bằng đạp chân) là kiểu khởi động cơ bản, được dùng rất nhiều kể
cả những xe máy có bộ phận khởi động bằng động cơ điện.
- Cấu tạo: Khởi động bằng cần đạp có những chi tiết chính:
Bánh răng khởi động quay tròn trên trục khởi động, luôn luôn an khớp với bánh răng khởi động ( phía
khớp truyền động) có răng cưa để khớp với mặt cưa của khớp truyền động.
- Nguyên tắc hoạt động: Lúc khởi động, hộp số ở số 0, bánh quay trơn của trục thứ cấp ăn khớp với
trục cố định của trục sơ cấp.
Khi đạp bàn đạp trục khởi động quay nhưng khớp truyền động không quay theo. Răng xoắn của trục
khởi động đẩy khớp truyền động về phía bánh khởi động. Hai mặt răng nối tiếp nhau, bánh khởi động
quay và sự truyền động tiếp như au: Bánh khởi động → bánh quay trục trơn ( trục thứ cấp) → bánh cố
định → bánh sơ cấp → bánh răng lớn → bánh răng nhỏ → lõi li hợp → vỏ li hợp → trục khuỷu.
d. Khởi động bằng động cơ điện.
- Cấu tạo:
Khớp truyền động hoặc bộ li hợp khởi động là loại truyền động một chiều, truyền chuyển động cho
trục khuỷu qua bánh răng, xích…