GVHD: TS. Diệp Gia Luật Khủng hoảng nợ công và các biện pháp kiểm soát nợ công
Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG
1.1.Khái niệm nợ công:
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết
những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của
một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật
ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay
nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là
toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước
và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ
phận của nợ quốc gia mà thôi.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ
của bốn nhóm chủ thể bao gồm: (1) nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung
ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của Ngân hàng trung ương;
và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc Chính phủ
là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Cách định nghĩa
này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của
Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là
nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nợ Chính
phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát
hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài
chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính
phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực
hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ
của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính
phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ
quyền phát hành.
Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh
giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy
tín trong lĩnh vực chính sách công thừa nhận.
Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản,
nợ công có những đặc trưng sau đây:
-Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Khác với
các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước
Nhóm 6- L p ngày 3 Page 1