II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP
Ta đã biết sức lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất, là yếu tố trực
tiếp tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, là yếu tố của chi phí, là yếu tố giá
thành và kết tinh giá trị trong sản phẩm, đồng thời sức lao động là yếu tố tạo ra giá trị
thặng dư, tạo ra lợi nhuận. Chính vì thế doanh nghiệp muốn thành công thì phải quản lý
nguồn nhân lực có hiệu quả.
Hơn nữa, con người là chủ thể của xã hội, con người luôn vận động và phát triển,
con người là một cá thể hoàn toàn độc lập có thể xác riêng, có ý thức riêng, có nhu cầu
riêng, có cá tính riêng. Mỗi người là một hệ thống nhu cầu đa phức tạp và thay đổi liên
tục. Trong đó có nhu cầu được lao động, lao động là điều kiện để con người tồn tại và
phát triển. Chính vì thế công tác quản trị là một hoạt động quan trọng nhất của doanh
nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy trong bất kỳ một đơn vị, một tổ chức xã hội nào thì công việc quản trị là
rất cần thiết. Mà trong đó quản trị nhân lực là cốt lõi của quản trị, hay nói cách khác
“Mọi vấn đề quản trị suy cho cùng là quản trị con người”.
III. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC
1. Đặc điểm
Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận của quản lý doanh nghiệp, quản lý
nguồn nhân lực chính là quản lý doanh nghiệp ứng với yếu tố con người. Đây là đặc
điểm lớn nhất và chủ yếu nhất của quản lý nguồn nhân lực, chi phối toàn bộ đến các nội
dung của quản lý nguồn nhân lực.
2. Chức năng
Quản trị nguồn nhân lực thực hiện các chức năng sau:
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực cho tổ chức, là việc tuyển mộ tuyển chọn đào tạo
bồi dưỡng sử dụng kích thích phát triển nguồn nhân lực, là thu hút con người gắn kết
với công việc được giao phó cũng như vào các mối quan hệ qua lại giữa người với
người vì mục tiêu của tổ chức.
- Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ cân đối kip thời số lượng và
chất lượng nhân lực cho mọi hoạt động của tổ chức theo đuổi mục tiêu đã đề ra là việc