mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước
ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước
ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây
cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Hiện nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt
Nam, trong đó có nhều công ty và tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến. Điều này góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triển
lực lượng sản xuất và tạo nên công ăn việc làm. Tuy nhiên kể từ giữa năm 1997 đến
nay, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào nước ta có hướng suy giảm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng nhanh. Nếu như năm 1991 đạt 52 triệu USD thì
năm 1997 là 1790 triệu USD.
- Viện trợ phát triển ODA: Tiến hành bình thường hoá quan hệ tài chính của
Việt Nam, các nước tài trợ và các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế đã tháo gỡ từ năm
1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng
và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Tính đến 1999, tổng số vốn viện trợ phát triển cam
kết đã đạt 13,04 tỉ USD. Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA còn
bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là tình trạng giải ngân chậm và việc nâng cao hiêu quả của
việc sử dụng nguồn vốn ODA.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ Việt Nam:
Trong những năm qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa
phương, các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết
thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương. Điều đó góp phần ổn
định cán cân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển
kinh tế xã hội trong nước.
2.3. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa
học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh.
- Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kĩ thuật, công nghệ tiên
tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo
cơ sở vật chất kĩ thuật cho công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Hội nhập kinh tế
quốc tế là con đường để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra
môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả . Qua đó mà các kĩ thuật, công nghệ mới có